Vừa qua,ềunướctrênthếgiớicũngdạythêmhọcthêmđâuphảimỗiViệbảng xếp hạng bóng đá nữ tây ban nha đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội gồm ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP; ông Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Quốc hội đã có buổi tiếp xúc cử tri tại đơn vị bầu cử số 5, quận Nam Từ Liêm, để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 13.
Trả lời kiến nghị của nhiều cử tri TP. Hà Nội về tình trạng biến tướng trong dạy thêm, học thêm ở nhiều cơ sở giáo dục, ông Đinh Xuân Thảo cho biết, việc này Quốc hội đã đề nghị Bộ Giáo dục - Đào tạo nói rõ.
Ông Thảo dẫn lại Công văn trả lời của Bộ Giáo dục, cho rằng dạy thêm học thêm là một hiện tượng xã hội không phải của riêng Việt Nam mà của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Bản chất của việc dạy thêm học thêm là tốt nếu như nó xuất phát từ nhu cầu của cha mẹ học sinh, muốn nâng cao kết quả học tập của con em mình. Các trường phổ thông tổ chức dạy thêm học thêm nhằm: Củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh; Phụ đạo học sinh học lực yếu kém; Bồi dưỡng học sinh khá giỏi;…, trong đó có thể có việc giúp học sinh ôn tập để thi, kiểm tra đầu cấp. Ngoài mục đích nâng cao kiến thức cũng có những cha me học sinh muốn kết hợp việc nhờ thầy cô giáo dạy thêm quản lý con cái họ trong lúc họ bận công việc. Ở nhiều nơi, nhiều thầy cô giáo vẫn đang âm thầm kèm cặp dạy dỗ cho học sinh của mình một cách tận tình không chỉ bó hẹp trong khoảng thời gian lên lớp, không vụ lợi. Có nhiều học sinh tiến bộ rõ rệt nhờ dạy thêm, học thêm.
Tuy nhiên, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng có hiện tượng đáng phê phán trong hoạt động dạy thêm. Một bộ phận giáo viên xuất phát từ động cơ vụ lợi, bằng nhiều cách khác nhau bắt ép học sinh học thêm gây bức xúc đối với xã hội. Bên cạnh đó, một số nơi dạy thêm học thêm phát triển tràn lan do công tác quản lý lỏng lẻo, đặc biệt là việc kiểm tra đôn đốc thực hiện quy định dạy thêm, học thêm của một số cơ quan quản lý giáo dục và chính quyền địa phương chưa được chú trọng, chưa được triển khai một cách quyết liệt; sự phối hợp giữa các ban ngành, cơ quan chức năng còn hạn chế, chưa kịp thời ngăn chặn, xử phạt nghiêm minh đối với các cơ sở, cá nhân vi phạm.
Để khắc phục việc này, Bộ Giáo dục đã thực hiện nhiều biện pháp như: Tăng cường tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, phối hợp hài hòa trong nhân dân và cha mẹ học sinh để dạy thêm, học thêm có thể phát huy được những mặt tích cực, khắc phục mặt tiêu cực;
Tăng cường quản lý giáo viên trong việc thực hiện chương trình dạy học, thực hiện quy định dạy thêm học thêm, nghiêm cấm cắt xén chương trình đưa vào dạy thêm hoặc ép buộc học sinh học thêm dưới bất kỳ hình thức nào.
Ngoài ra, Bộ cũng chỉ đạo các đơn vị giáo dục đổi mới phương pháp dạy học, hạn chế yêu cầu học thuộc lòng, chú trọng vận dụng kiến thức tổng hợp bằng cách ra các đề “mở” gắn với thực tiễn, các vấn đề mang tính thời sự để học sinh trình bày quan điểm, ý kiến của mình trên cơ sở tổng hợp, vận dụng kiến thức được học, qua đó đánh giá đúng chất lượng và năng lực của học sinh.
Đối với tiểu học, Bộ Giáo dục yêu cầu không được dạy thêm, trừ trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
Cùng với việc triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục hi vọng những biện pháp nêu trên từng bước sẽ khắc phục được tình trạng dạy thêm, học thêm sai quy định trong nhà trường.
Viết Cường