【đá bóng pháp】Doanh nghiệp xuất khẩu Việt cần tận dụng vận hội mới
Doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ cần tận dụng hết ưu thế của các hiệp định EVFTA,ệpxuấtkhẩuViệtcầntậndụngvậnhộimớđá bóng pháp CPTPP |
Ghi nhận điểm sáng xuất khẩu
Tại Diễn đàn xuất khẩu 2022 với chủ đề “Vận hội mới cho xuât khẩu - tận dụng thời cơ để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên” ngày 8/12, ông Trần Phú Lữ - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) cho biết: Sự phục hồi kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục trong 2 tháng cuối năm 2022, được hỗ trợ bởi các nền tảng kinh tế mạnh mẽ, chính sách tiền tệ linh hoạt và sự phục hồi nhanh hơn dự kiến trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng nội địa. Trong 11 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 673,82 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, vượt kết quả năm 2021 (668,5 tỷ USD). Trong đó, xuất khẩu đạt 342,21 tỷ USD tăng 13,4%; nhập khẩu đạt 331,61 tỷ USD, tăng 10,1%. Riêng TP. Hồ Chí Minh ghi nhận “điểm sáng” trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa trong 11 tháng đầu năm 2022 đạt khoảng 40 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Các doanh nghiệp xuất khầu cần thích ứng nhanh với bối cảnh kinh dioanh mới để đảm bảo tăng trưởng bền vững |
Đến nay, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đã từng bước khẳng định chất lượng và uy tín thương hiệu, nhất các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, dệt may, da giày, điện thoại các loại và linh kiện, hàng điện tử - những mặt hàng đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng đã có sự dịch chuyển mạnh mẽ từ xuất khẩu thô sang xuất khẩu sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao.
Dưới góc độ các doanh nghiệp xuất khẩu, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc Vina T&T Group cho hay, trong bối cảnh kinh doanh có nhiều thay đổi nhất là lạm phát hiện tại của Việt Nam và thế giới nếu dự đoán được sẽ giúp doanh nghiệp có thêm những phương án thích nghi với tình hình mới. Lạm phát bước đầu có những ảnh hưởng đến xuất khẩu trái cây, nông sản. Những đơn hàng của doanh nghiệp đi Mỹ, Úc và Canada đã chậm lại, nhu cầu của người tiêu dùng các quốc gia trên hạn chế khá nhiều. Vì thế, việc mở thị trường mới, phát triển thị trường nội địa vẫn là mục tiêu xuyên suốt và quan trọng của doanh nghiệp.
Theo đuổi mục tiêu đưa các sản phẩm thực phẩm chế biến như bún khô, phở khô vào thị trường Mỹ, bà Như Thị Lan Phương - Giám đốc Kinh doanh Công ty Tân Nhất Hương chia sẻ rằng: Các mặt hàng thực phẩm chế biến vẫn đạt mức tăng trưởng rất tốt nhất là sau đại dịch đến nay. Dự kiến khi ký được các đơn hàng xuất khẩu đi Mỹ công ty sẽ tập trung nhập nguồn nguyên liệu chủ yếu và các loại gạo đáp ứng đủ quy chuẩn để chế biến để xuất khẩu vảo thị trường tiềm năng này.
Tái cấu trúc doanh nghiệp xuất khẩu thích ứng với tình hình mới
Song với dự báo khó khăn của kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu sẽ kéo dài sang năm 2023, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào diễn biến xung đột quân sự, tình hình kiếm chế lạm phát, diễn biến tình hình kinh tế ở các thị trường có quy mô nhập khẩu lớn nhưng đây là thời cơ, tuy nhiên, đây cũng là vận hội mới để doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vươn lên, tiếp tục giữ vững sự tăng tưởng xuất khẩu hàng hóa trên cơ sở tận dụng hiệu quả các lợi thế. Cụ thể, lộ trình cắt giảm thuế quan của các hiệp định thương mại tự do FTA mà Việt Nam đã ký kết, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP....
Ông Alex Tatsis - Trưởng phòng kinh tế - Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh chia sẻ, các liên kết chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ với Việt Nam không phải chỉ diễn ra một chiều. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Hoa Kỳ trên toàn cầu và là điểm nút quan trọng trong chuỗi cung ứng những hàng hóa thiết yếu cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Thương mại hai chiều giúp Việt Nam phát triển kinh tế trong nước và xuất khẩu sang các thị trường trên toàn thế giới.
"Cả Hoa Kỳ, Việt Nam hay một quốc gia nào khác không thể sản xuất hoặc cung cấp mọi sản phẩm hàng hóa mà họ cần. Chúng ta đang sống trong một thế giới kết nối và việc hợp tác với Việt Nam cũng như các đối tác khác đóng vai trò rất quan trọng để tăng cường khả năng thích ứng của chuỗi cung ứng toàn cầu" - Ông Alex Tatsis nhấn mạnh.
Tiến sĩ Từ Minh Thiện - Chuyên gia kinh tế nhận định, tái cấu trúc doanh nghiệp xuất khẩu thích ứng với những thay đổi của các điều kiện tình hình mới đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa là vấn đề quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết hơn 15 Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với các khu vực và các quốc gia trên thế giới. Các hiệp định thương mại tự do đòi hỏi nước ta phải sửa đổi lại hệ thống luật pháp, các văn bản quy phạm pháp luật… phù hợp với chuẩn mực và quy ước quốc tế, các doanh nghiệp phải thay đổi tư duy và quen dần với các quy định và luật lệ quốc tế trong thương mại, đầu tư. Khi những bước tiến của Việt Nam đều hướng tới sự công nhận của quốc tế thì điều quan trọng là phải giải quyết những vấn đề về môi trường và tính bền vững khi mà đây thường là yêu cầu của các nhà nhập khẩu và cũng được đề cập trong các Hiệp định thương mại tự do FTA.
Để tái cấu trúc doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề như xây dựng chiến lược kinh doanh cho từng mặt hàng cụ thể, từng thị trường mục tiêu. Lựa chọn phân khúc thị trường và kênh phân phối phù hợp với sản phẩm và qui mô của doanh nghiệp.. Chú trọng tìm hiểu thị hiếu, xu hướng và đặc trưng thị trường thông qua các hội thảo quốc tế, các hội chợ - triển lãm quốc tế, các roadshow…
Ngoài ra, doanh nghiệp cần gia tăng sản phẩm trên các thị trường ngách, tiếp cận các thị trường mới. Ngoài các thị trường truyền thống; cần lưu ý các thị trường chưa được khai thác đúng mức như thị trường các nước thuộc khối Ả Rập, các nước Hồi giáo hoặc các dòng sản phẩm dành riêng cho các phân khúc khách hàng riêng biệt, các thị trường ngách… Đa dạng hoá các hình thức quảng bá, xúc tiến thương mại, các hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, tận dụng các công cụ trực tuyến, đặc biệt các nền tảng (platform).