Nikkei Asia: Việt Nam tiếp tục dẫn đầu tăng trưởng GDP tại ASEAN
TheệtNamtiếptụcdẫnđầutăngtrưởngGDPtạtỷ số veronao các chuyên gia của Nikkei, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 có thể đạt 6,5%, gần gấp đôi so với Thái Lan.
Theo Nikkei Asia, năm 2021, Việt Nam tiếp tục được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng kinh tếở Đông Nam Á với mức tăng GDP đạt 6,5%. Đứng sau đó là Singapore với 6%, Indonesia khoảng 5,5%, Thái Lan khoảng 3,5%...
Năm 2020, Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng 2,9% nhờ thành công trong việc kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh và duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu dương, đặc biệt trong lĩnh vực đồ điện tử và sản phẩm tiêu dùng.
Ông Gareth Leather, chuyên gia kinh tế cấp cao về châu Á tại Capital Economics nhận định, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt trong bối cảnhcăng thẳng thương mại Mỹ - Trungcó thể vẫn kéo dài trong những năm tới.
Trước giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, tăng trưởng bình quân GDPkhu vực Đông Nam Á đạt khoảng 5% trong nhiều năm liền. Không chỉ được coi là một trong những khu vực năng động nhất thế giới, Đông Nam Á còn là điểm đến đầu tư hấp dẫn, với dân số tương đối trẻ, cung cấp nhiều lao động cho các hoạt động sản xuất. Những lợi thế này cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, nhưng trước tiên, các quốc gia trong khu vực cần ngăn chặn triệt để Covid-19, tờ báo Nhật nhận định.
Đề cập đến triển vọng kinh tế Đông Nam Á trong 2021, các chuyên gia Nikkei đánh giá thực trạng của Thái Lan u ám nhất. Quốc gia này cũng đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 xuống mức 2,5 - 3,5% từ mức dự báo 3,5 - 4,5% hồi tháng 11/2020. Là quốc gia phụ thuộc nhiều vào du lịch và xuất khẩu, ngành công nghiệp du lịch chiếm gần 15% GDP, dịch Covid-19 là cú sốc lớn đối với GDP "xứ sở chùa Vàng".
Singapore vẫn giữ nguyên dự báo như hồi tháng 11/2020 với mức tăng trưởng khoảng 6%. Đến thời điểm hiện tại, Singapore đã kiểm soát dịch bệnhtương đối tốt, đồng thời đặt mục tiêu có đủ vaccine cho toàn bộ người dân vào tháng 9/2021. Mặt khác, xuất khẩu hàng điện tử tại quốc gia này tăng đáng kể trong thời gian vừa qua là một dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế của quốc đảo 5,7 triệu dân.
Riêng đối với Malaysia, Ngân hàng Trung ương đã không công bố dự báo tăng trưởng kinh tế 2021. Song, GDP năm 2020 của Malaysia đã giảm tới 5,6%, kết quả tệ nhất kể từ giai đoạn khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998.