Việc đấu tranh với các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới thời gian qua đã nhận được nhiều kết quả tích cực. TheóanhiềutàikhoảnTikTokchiasẻđườnglưỡibòxuyêntạctìnhhìnhlãnhthổbóng đá lưu hôm nayo thông tin từ Bộ TT&TT, từ 1/7 đến 31/8/2023, Facebook đã chặn, gỡ bỏ hơn 674.000 bài viết đăng thông tin sai sự thật, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, các thương hiệu, cá nhân, tổ chức. Tỷ lệ đáp ứng đạt 90%.
TikTok đã gỡ bỏ 64 link vi phạm, đăng tải thông tin sai sự thật, nội dung tiêu cực. Tỷ lệ đáp ứng 92%. Trong đó, mạng xã hội này đã xóa 4 tài khoản livestream, bình luận, xuyên tạc về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, chia sẻ hình ảnh bản đồ có đường lưỡi bò, 19 tài khoản thường xuyên đăng tải nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, 13 tài khoản bôi nhọ, xúc phạm lãnh tụ.
Google đã gỡ bỏ 2.343 video vi phạm trên nền tảng YouTube. Tỷ lệ đáp ứng đạt 93%. Ngoài ra, Google cũng đã xóa 10 kênh có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, chứa khoảng 22.500 video.
Đấu tranh với các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới là một chủ trương đã được Bộ TT&TT triển khai thực hiện trong suốt nhiều năm qua. Hoạt động này bao gồm việc buộc các nền tảng xuyên biên giới phải tuân thủ luật pháp Việt Nam, gỡ bỏ các thông tin xấu độc, sai lệch, tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu tới xã hội.
Trước đó, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT&TT) đã có văn bản nghiêm khắc yêu cầu công ty Netflix gỡ bỏ những nội dung vi phạm pháp luật trong bộ phim tài liệu “MH370: Chiếc máy bay mất tích” (MH370 -The Plane That Disappeared) được cung cấp trên dịch vụ của Netflix tại Việt Nam.
Gần đây nhất, Bộ TT&TT đã phối hợp với Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phát hiện, xử lý một bộ phim Trung Quốc được trình chiếu trên Netflix thể hiện hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp, vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam, gây ảnh hưởng đến chủ quyền biển đảo và lãnh thổ an ninh quốc gia.
Để giải quyết tận gốc các vi phạm về thông tin trên mạng, thời gian qua, Bộ TT&TT đã tiến hành hoàn thiện các cơ sở hành lang pháp lý có liên quan. Trong đó, Bộ TT&TT đang lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP và Nghị định 27/2018/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Trong dự thảo Nghị định thay thế, có rất nhiều quy định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Cụ thể, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cung cấp thông tin trên mạng phải thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ các nội dung vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến an ninh quốc gia khi có yêu cầu của Bộ TT&TT.
Không chỉ ngăn chặn, gỡ bỏ các nội dung vi phạm pháp luật, các mạng xã hội sẽ phải tạm khóa hoặc khóa vĩnh viễn tài khoản, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung thường xuyên vi phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng an ninh quốc gia.
Những cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ Internet để cung cấp nội dung chống phá Đảng và Nhà nước trên môi trường mạng thậm chí có thể bị ngừng cung cấp dịch vụ Internet.
Trả lời câu hỏi của PV, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin điện tử, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền cho hay, gần đây chúng ta đã chứng kiến việc một số cá nhân lợi dụng tính năng livestream trên các mạng xã hội xuyên biên giới để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, kêu gọi biểu tình hoặc xúc phạm uy tín, danh dự nhân phẩm của tổ chức, cá nhân khác như: Thái Văn Đường, Nguyễn Phương Hằng… Trước thực tế này, Bộ TT&TT đã đề xuất bổ sung biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ Internet đối với thuê bao là tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật.
“Đây là biện pháp mạnh, khẩn cấp và cần thiết để tăng cường hiệu quả xử lý, hạn chế tối đa việc cá nhân, tổ chức lợi dụng Internet nhằm cung cấp thông tin chống phá Đảng, Nhà nước trên môi trường mạng”, Phó Cục trưởng Nguyễn Thị Thanh Huyền nhận định.
Nhà mạng lên tiếng việc ngắt Internet người vi phạm pháp luậtĐồng tình, ủng hộ quy định mới về ngắt Internet người vi phạm pháp luật, tuy nhiên, có ý kiến đề xuất cần hướng dẫn cụ thể hóa việc thực hiện quy định này.