【tỷ lệ 2】Bán lại hàng xa xỉ đang thúc đẩy kinh tế tuần hoàn?
Ông Pua Wee Meng,ánlạihàngxaxỉđangthúcđẩykinhtếtuầnhoàtỷ lệ 2 Giám đốc phụ trách Ngành hàng tiêu dùng của Deloitte Đông Nam Á đã chia sẻ những nhận định của mình về thị trường bán lại và cho thuê các mặt hàng xa xỉ.
Bán lại hàng xa xỉ đang thúc đẩy kinh tế tuần hoàn? Ảnh minh họa. |
Cụ thể, trong báo cáo của Deloitte toàn cầu công bố mới đây có chỉ ra, thị trường đồ cũ là một khái niệm không mới. Tại thị trường này, các mặt hàng được bán là những mặt hàng xa xỉ nhưng đã qua sử dụng. Với những khách hành thuộc tầng lớp thượng lưu đây không phải là nơi tiêu tiền. Nhưng với những khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu thì thị trường này lại là nơi họ có thể sắm sửa cho mình những sản phẩm có thương hiệu với giá thấp.
Ông Pua Wee Meng đánh giá, hàng hóa xa xỉ bền và sử dụng được lâu dài, tên tuổi của các mặt hàng xa xỉ tạo nên sức hấp dẫn đối với người mua lại đồ cũ, và giá bán lại thường được đẩy lên cao vì những mặt hàng này thực sự khan hiếm, chẳng hạn như các phiên bản giới hạn hoặc các sản phẩm hợp tác nổi tiếng.
Chính vì thế, thay vì coi thị trường đồ cũ là sản phẩm thay thế cho thị trường sơ cấp của họ, các công ty hàng xa xỉ có thể hưởng lợi từ việc coi đồ cũ là sản phẩm bổ sung, và mở rộng khái niệm về vòng đời sản phẩm sau lần bán đầu tiên. “Ví dụ: một mặt hàng xa xỉ đã qua sử dụng có thể chính là cánh cửa đưa một người tiêu dùng mới đến thị trường sơ cấp, và những người tiêu dùng đã bán sản phẩm của họ ở thị trường đồ cũ nhiều khả năng sẽ mua một mặt hàng mới khác” ông Pua Wee cho biết thêm.
Nhìn thấy những lợi ích mà thị trường thứ cấp mang lại, nhiều công ty hàng xa xỉ đã điều chỉnh chiến lược sản xuất, kinh doanh của mình cho phù hợp. Theo đó, các công ty hàng xa xỉ đã và đang đầu tư đáng kể vào công nghệ “xanh” và các biện pháp khác như đền bù carbon (carbon offset) để chống lại biến đổi khí hậu. Mặc dù những đổi mới không chỉ dừng lại trong chuỗi cung ứng, nhưng việc nắm bắt các giá trị và quan điểm mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của người tiêu dùng và môi trường có thể đóng vai trò như một yếu tố thay đổi cuộc chơi.
“Đại dịch đang dần chứng minh vai trò là động lực thúc đẩy các thương hiệu áp dụng các mô hình mới để tạo ra giá trị. Hơn bao giờ hết, các công ty hàng xa xỉ đang tận dụng công nghệ kỹ thuật số để nâng cao trải nghiệm bán lẻ hiện có cho khách hàng của họ” - bà Patrizia Arienti - Phó Tổng Giám đốc Phụ trách ngành Thời trang - Hàng xa xỉ của Deloitte EMEA (Khu vực Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi) nói.
Tại Việt Nam, theo tính toán của Công ty nghiên cứu thị trường Statista, Covid-19 dù khiến nhu cầu tiêu thụ nhiều loại hàng hóa sụt giảm, song thị trường hàng xa xỉ trong năm 2020 vẫn dự kiến đạt khoảng 974 triệu USD trong năm nay, giảm 6% so với năm 2019. Nhưng sự hồi phục được dự báo sẽ diễn ra nhanh chóng, tăng trở lại hơn 17% trong năm tiếp theo.
Trong khi đó, được biết, doanh thu của 100 công ty hàng xa xỉ hàng đầu thế giới tăng 34 tỷ USD, từ mức 247 tỷ USD năm 2018 lên mức 281 tỷ USD trong năm tài chính 2019. Trong top 100, có 12 công ty "hoạt động tốt" báo cáo mức tăng trưởng doanh thu hàng năm và tỷ suất lợi nhuận ròng đều đạt mức hai chữ số - cho thấy nhu cầu mua hàng xa xỉ của thị trường này vô cùng lớn.