88Point

Trước khi bùng nổ kinh tế, xe đạp đã từng là vật dụng thân thuộc và thống kê bóng đá ngoại hạng anh

【thống kê bóng đá ngoại hạng anh】Báo Guardian: Người Việt bỏ rơi xe đạp

Trước khi bùng nổ kinh tế,áoGuardianNgườiViệtbỏrơixeđạthống kê bóng đá ngoại hạng anh xe đạp đã từng là vật dụng thân thuộc và gắn liền với cuộc sống người Việt. Phương tiện này đã bị bỏ rơi trong những năm gần đây. Tuy nhiên, do giá nguyên liệu tăng cao nên những chiếc xe đạp đời mới: xe đạp điện lại được tiêu thụ mạnh.

Một buổi tối mùa hè tại Hà Nội, Nguyễn Chu Hòa và bạn trai cùng dạo mát trên các ngõ hẻm của thủ đô rợp bóng cây bằng chiếc xe đạp điện yêu thích của cô. Cô sinh viên 21 tuổi cho biết: "Tôi rất yêu chiếc xe đạp của mình. Nó sạch và di chuyển nhanh. Điều khiển nó cũng rất dễ dàng".

Xe đạp điện từ lâu đã rất phổ biến tại Trung Quốc nhưng lượng tiêu thụ lại khá kém ở châu Á. Những năm gần đây, xe đạp điện trở thành mốt ở Việt Nam, một phần do giá nhiên liệu tăng theo chiều thẳng đưng. Tại cửa hàng Asama, tọa lạc ở trung tâm thành phố Hà Nội, trợ lý bán hàng Nguyễn Cát Nhất cho biết lượng tiêu thụ tăng mạnh, gấp 4 lần trong 5 năm qua. Cửa hàng này treo đầy những tấm quảng cáo có hình các cô gái xinh đẹp Việt Nam trên chiếc xe đạp điện.

Người dân thồ hàng bằng xe đạp qua ống kính nhà báo Anh
Người dân thồ hàng bằng xe đạp qua ống kính nhà báo Anh

Anh Nguyễn Cát Nhất cho biết: "Khách hàng của chúng tôi chủ yếu là học sinh - những người không muốn đi xe đạp hoặc xe máy và không đủ điều kiện để mua. Cứ 10 chiếc xe đạp điện được bán ra thì 5 chiếc bán cho sinh viên, 3 chiếc bán cho người cao tuổi, 2 chiếc bán cho người đi làm".  Theo anh Nhất, người Việt phải đợi đến năm 18 tuổi mới có bằng lái xe mô tô, do vậy xe đạp điện là phương tiện hoàn hảo cho học sinh, sinh viên đi lại vừa nhanh vừa đơn giản các thủ tục khác.

Tuy nhiên, chiếc xe đạp điện sẽ phải trải qua một chặng đường khá dài nếu muốn thay thế vị trí chắc chắn của chiếc xe máy, phương tiện ưa thích của người Việt Nam. Một số nghiên cứu cho thấy ngoài việc thiếu các chính sách khuyến khích sử dụng, xe đạp điện Việt Nam còn kém bắt mắt ở mẫu mã và chất lượng thấp. Doanh số bán hàng của xe đạp điện Việt Nam thấp hơn đáng kể so với Trung Quốc, nơi sản xuất gần 31 triệu chiếc xe đạp điện năm 2011 và cung cấp số lượng lớn cho thị trường Việt Nam. 

Anh Nguyễn Cát Nhất cũng thừa nhận một thực tế là những chiếc xe đạp điện phục vụ con người chỉ là bước đệm tạm thời. Khách hàng hầu như bỏ xó chiếc xe đạp điện khi đã đủ tiền mua xe máy.

Ông Guim Valls Teruel, người Tây Ban Nha, sáng lập viên hội xe đạp Hà Nội, chủ quán cafe - xe đạp ven hồ Tây cho rằng :"Rất khó để có thể tạo được ý thức xanh của cộng đồng tại Việt Nam. Khi tôi mở cửa hàng này, toàn bộ người dân sống tại đây nhìn tôi như người điên bởi họ khẳng định không còn ai mua xe đạp nữa, họ chỉ mua xe máy và xe hơi". Ông Guim Valls Teruel là người đi xe đạp điện từ Trung Quốc đến Tây Ban Nha và dừng chân tại Hà Nội. Ông nhận xét: "Ở đây, những người đi xe đạp được coi là nghèo. Xe đạp là phương thức vận chuyển rẻ tiền và kém cỏi. Vì vậy, người dân sẽ mua xe máy ngay nếu có tiền; và thêm chút tiền nữa họ sẽ mua ô tô".

Nữ sinh Việt Nam đi xe đạp điện
Nữ sinh Việt Nam đi xe đạp điện

Trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, vai trò của chiếc xe đạp quá quan trọng, nó không là phương tiện hữu ích cho mỗi hộ gia đình mà còn góp phần vào thành công, thắng lợi của cả đất nước. Trong hai cuộc chiến tranh tại Việt Nam, những người lính dùng xe đạp, xe thồ chở rất nhiều vật tư, lương thực từ miền Bắc vào miền Nam dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh. Như một phóng viên của tờ New York Times báo cáo với Thượng viện Mỹ: "Chính những chiếc xe đạp Việt Nam đã tạo nên chiến thắng cho đất nước họ".

Gần 40 năm qua, Việt Nam đã tỏa sáng như một con hổ của châu Á với sự hội nhập kinh tế toàn cầu. Tầng lớp trung lưu bắt đầu lớn mạnh, nền kinh tế bùng nổ và sự ổn định của ngành công nghiệp đã tăng sức mua làm cho 33 triệu chiếc xe máy tràn ngập khắp các đường phố, ngõ xóm. Mới đây, Hà Nội đã ra lệnh xích lô, chiếc xe kéo mang tính biểu tượng, chỉ được hoạt vào những thời điểm nhất định trong ngày để hạn chế ùn tắc giao thông.

Đáng buồn thay, đối tượng sử dụng xe đạp nhiều nhất ở Việt Nam là hàng triệu du khách nước ngoài. Ông Ngô Trọng Huy, làm việc tại công ty Du lịch xe đạp Việt Nam, một công ty tại thành phố Hồ Chí Minh chuyên phục vụ du khách nước ngoài cho biết: "Cách tốt nhất để chiêm ngưỡng và tận hưởng phong cảnh Việt Nam là đi xe đạp". Ông Huy cho rằng hiện nay rất ít gia đình Việt Nam dùng xe đạp để di chuyển. Ông cho rằng trong những năm tới, mỗi gia đình Việt Nam đều sở hữu ô tô và rất khó để tìm được khách hàng Việt Nam mua xe đạp.

Ông Guim Valls Teruel cho biết, cách duy nhất người Việt Nam lại ưa chuộng xe đạp một lần nữa là tiếp tục phát triển và cải tiến chiếc xe đạp điện cùng với sự phát triển kinh tế. Một chàng trai ở thành phố Hồ Chí Minh đã tâm sự với ông Teruel: "Nếu mình đi xe đạp điện, mình chẳng bao giờ có người yêu đâu!". Ông Turuel cho rằng tuy xe đạp điện giảm chi phí nhiên liệu và giá thành hơn xe máy, nhưng nó cần được cải tiến mẫu mã, tốc độ và chất lượng xe.

Rất dễ nhìn thấy những chiếc xe đạp cổ điển trong các tấm ảnh cưới của các cặp uyên đương người Việt. Điều này đủ thấy xe đạp đã ăn sâu vào nền văn hóa Việt Nam. Nhưng ngày nay, xe đạp chỉ là sản phẩm mang tính biểu tượng và hoài cổ chứ không còn được sử dụng rộng rãi. Bạn trai của Nguyễn Chu Hòa cho biết: "Tuy Hòa rất thích chiếc xe đạp điện của cô ấy nhưng trên hết, cô ấy vẫn muốn sở hữu chiếc xe máy. Suốt cả ngày, Hòa nói với tôi về việc phải sắm một chiếc xe máy".

Anh Trịnh

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap