88Point

Mối quan hệ đặc biệtCuối tháng 9 vừa qua, Tập đoàn PAN (The PAN Group, mã trên sàn chứng khoán HOSE: kqbong đa

【kqbong đa】Thương vụ PAN

Mối quan hệ đặc biệt

Cuối tháng 9 vừa qua,ươngvụkqbong đa Tập đoàn PAN (The PAN Group, mã trên sàn chứng khoán HOSE: PAN) thông báo hoàn tất phát hành 13,4 triệu cổ phần (tương ứng 10% vốn điều lệ) cho đối tác Nhật Bản – Tập đoàn Sojitz (Sojitz) với giá 61.000 đồng/cổ phần. Với kết quả này, tập đoàn nông nghiệp, thực phẩm hàng đầu của Việt Nam đã thu về hơn 817 tỷ đồng. Vốn điều lệ cũng tăng từ 1.202 tỷ đồng lên 1.336 tỷ đồng, qua đó giúp PAN có thêm nguồn lực tài chính để đầu tư và tiếp tục thực hiện các dự án M&A trong chiến lược phát triển gắn với nông nghiệp, thực phẩm.

Thông thường, các cổ đông chiến lược đơn thuần thường mang theo nguồn tài chính hỗ trợ doanh nghiệp có thêm vốn để sản xuất kinh doanh; hoặc đối tác “xịn” hơn sẽ mang thêm nhân sự chủ chốt, công nghệ hiện đại, kỹ năng quản trị,... nhằm tăng hiệu quả và cùng nhau phát triển. Vậy cũng là đối tác chiến lược, mối quan hệ PAN - Sojitz đặc biệt ở đâu? Câu trả lời thể hiện ở ngay nội dung hợp tác.

Theo đó, PAN - Sojitz không chỉ dừng lại ở quan hệ cổ đông, mà còn là khách hàng và “nhà tư vấn” của nhau. Sojitz cam kết sẽ hỗ trợ phát triển hoạt động kinh doanh của đối tác thông qua việc cung cấp các hỗ trợ về logistics, tư vấn, cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, phân phối các sản phẩm nhằm gia tăng doanh số bán hàng và gia tăng hiệu quả hoạt động của các công ty trong tập đoàn, đồng thời, giới thiệu và tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới cho PAN. Ở chiều ngược lại, PAN sẽ hỗ trợ phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh của Sojitz tại thị trường Việt Nam.

Lý giải về quan hệ đặc biệt này, Chủ tịch PAN - ông Nguyễn Duy Hưng từng chia sẻ: “Bản thân Sojitz cũng là một công ty thương mại, muốn tìm kiếm nguồn hàng chất lượng ở các quốc gia để phân phối. Thay vì trực tiếp làm việc với nông dân, Sojitz có thể thông qua PAN như “một cánh tay nối dài”. Bản thân PAN cũng bán hàng cho Sojitz vì có sản phẩm phù hợp và có lợi, chứ không phải là sản xuất theo Sojitz”.

Cùng vì một giấc mơ lớn

Đã từ lâu, câu nói “Muốn đi nhanh đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau” đã trở thành chuẩn mực để mọi đối tượng kết giao hướng cùng một đích đến. Và có lẽ ở trường hợp của PAN và Sojitz cũng không ngoại lệ, nhưng lại có chút đặc biệt bởi lối nghĩ của người trong cuộc có phần táo bạo và quyết liệt hơn.

Chủ tịch Nguyễn Duy Hưng bày tỏ rằng: "Chúng tôi vừa muốn đi nhanh vừa muốn đi xa, nên tôi nghĩ không còn cách nào khác là tất cả chúng ta phải cùng nhau chạy. Chúng tôi phải chạy vì chúng tôi khát khao chạm được một giấc mơ lớn - nâng tầm nông nghiệp và thực phẩm Việt lên một tầm cao mới”.

Cùng chung ước mơ đó, ông Tsutomu Tanaka - Giám đốc điều hành cấp cao và Quản lý kinh doanh Sojitz cũng bày tỏ: "Với sự kết hợp tuyệt vời cùng PAN, chúng tôi tin tưởng rằng có thể nâng cao năng suất lao động trong mảng nông nghiệp của Việt Nam, tạo ra những sản phẩm mang lại giá trị gia tăng cao, đồng thời cũng sẽ hỗ trợ xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Chúng tôi cũng hy vọng không chỉ mang lại sự cải thiện về văn hóa lương thực thực phẩm cho người Việt Nam mà có thể đóng góp cho ngành nông nghiệp nói chung của Việt Nam.”

Và để cụ thể hóa ý chí, nguyện vọng về hợp tác chiến lược mà hai tập đoàn đã thỏa thuận, Ủy ban hợp tác chiến lược ra đời, với vai trò “giữ nhiệt” cho hợp tác hai bên; “tăng lửa” cho chiến lược và cơ hội mới phát triển sản xuất kinh doanh - một sáng tạo hiếm thấy trên thị trường.

Nỗ lực của “ông mai, bà mối”

Trên thị trường tài chính, sau mỗi thương vụ M&A thành công luôn là hình bóng của đơn vị tư vấn. Với tiềm năng của nền kinh tế của Việt Nam và sự phát triển của thị trường chứng khoán trong những năm qua, tiềm năng của thị trường M&A được đánh giá rất lớn. Đây cũng chính là mục tiêu của nhiều công ty chứng khoán khi dịch vụ ngân hàng đầu tư (IB) ngày càng được chú trọng. Với tiềm lực, uy tín, kinh nghiệm của một công ty chứng khoán hàng đầu, SSI đã, đang và sẽ có lợi thế trong việc cung cấp dịch vụ IB chuyên nghiệp.

SSI
Khối Dịch vụ Ngân hàng đầu tư của SSI thường xuyên cập nhật các phương pháp, hình thức mới nhằm đưa hiệu quả tốt nhất đến với khách hàng.

Theo bà Nguyễn Ngọc Anh, Giám đốc Khối Dịch vụ Ngân hàng đầu tư khu vực phía bắc của SSI, nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản vào Việt Nam hiện rất lớn. Trước đây, hoạt động M&A của Nhật Bản rất mạnh nhưng tỷ lệ thành công ngày càng giảm, chỉ còn 1/3 năm trước và giảm đi trong 6 năm qua.

Trong bối cảnh đó, bà Ngọc Anh cho rằng, PAN -Sojitz là một thương vụ rất đặc biệt, là một trường hợp hiếm hoi trên thị trường M&A ngành thực phẩm mà đối tác chiến lược cùng song hành với công ty chứ không phải đầu tư tài chính hay mua thâu tóm.

PAN là một tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp thực phẩm với chuỗi giá trị khép kín từ đầu vào đến đầu ra theo mô hình 3F Farm – Food – Family. Sự tăng trưởng thần tốc của PAN trong thời gian qua đã được khẳng định khi các đối tác của tập đoàn đều là các tổ chức uy tín trên thị trường như NDH Invest, SSI, CSC Vietnam, IFC, TAEL, Quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore (GIC), PYN Elite. Do đó, PAN có những kỳ vọng rất khắt khe trong việc tìm kiếm đối tác chiến lược tiềm năng.

Từ phía Sojitz, mặc dù đã có một số khoản đầu tư vào Việt Nam, nhưng đây là lần đầu tiên sau một thời gian dài Sojitz lựa chọn việc rót vốn vào một doanh nghiệp trên sàn.

Hai công ty đều có những tiêu chuẩn khắt khe riêng, nhưng tựu chung lại, cả hai đều có những chiến lược phát triển rất xa và rộng, đặc biệt có “tầm và tâm” vì sự phát triển và lợi ích của đất nước mình, trong đó có mục tiêu nâng tầm nông nghiệp và thực phẩm Việt Nam, góp phần thay đổi suất ăn của người Nhật bằng những sản phẩm từ Việt Nam.

Bà Ngọc Anh cho rằng, dấu ấn lớn nhất trong thương vụ PAN - Sojitz là sự cam kết đồng hành chiến lược của một đại gia xuất nhập khẩu Nhật Bản và một tập đoàn nông nghiệp thực phẩm hàng đầu Việt Nam. Mất hai năm để hoàn tất thương vụ, nhưng kết quả viên mãn và những ý nghĩa đạt được đã mở ra nhiều triển vọng phát triển cho cả bên. Không chỉ vậy, thương vụ M&A này cũng là tiền đề để Khối Dịch vụ ngân hàng đầu tư nâng cao vai trò của mình, không chỉ là nhà tư vấn chiến lược đơn thuần mà xa hơn còn phải là những người đồng hành tin cậy, thấu hiểu tầm nhìn, để có thể đưa dòng vốn đến với đúng địa chỉ, thúc đẩy hoạt động kinh doanh và chiến lược phát triển cho doanh nghiệp.

D.T

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap