您现在的位置是:88Point > Thể thao

【kq trung quốc】Ngành gỗ luôn phải giữ màu xanh

88Point2025-01-11 00:05:29【Thể thao】3人已围观

简介Hiện có nhiều ý kiến lo ngại rằng, với mục tiêu xuất khẩu đạt 9 tỷ USD trong năm nay, ngành gỗ sẽ gặ kq trung quốc

nganh go luon phai giu mau xanh

Hiện có nhiều ý kiến lo ngại rằng,ànhgỗluônphảigiữmàkq trung quốc với mục tiêu xuất khẩu đạt 9 tỷ USD trong năm nay, ngành gỗ sẽ gặp nhiều khó khăn về nguyên liệu. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Thời gian qua, việc thiếu hụt nguyên liệu là vấn đề được DN thảo luận nhiều nhất. Nhưng thực chất câu chuyện này chỉ diễn ra ở gỗ cao su (phía Nam) và gỗ keo (một số tỉnh phía Bắc). Và nếu xem đây là khó khăn của ngành thì đó là cái nhìn chưa toàn diện và thiếu niềm tin.

Khi Quốc hội quyết định trồng mới 5 triệu ha rừng, mục tiêu là phủ xanh đồi trọc. Mặc dù kết quả đạt được không trọn vẹn, chỉ đạt 50% số diện tích đề ra, nhưng trong đó, rừng kinh tế cũng đạt 1,5 triệu ha, cộng với 700.000 ha rừng cao su tại thời điểm đó. Hiện tại diện tích rừng cao su đã tăng lên mức 1 triệu ha. Từ năm 2011 (năm tổng kết dự án trồng mới 5 triệu ha rừng) đến nay, mỗi năm phát triển thêm 200.000 ha rừng, theo đó, đến hiện tại Việt Nam có khoảng 2,5 triệu ha rừng kinh tế. Tính chung với 1 triệu ha rừng cao su là 3,5 triệu ha.

Với diện tích này, năm vừa rồi cung ứng ra thị trường đồ gỗ lượng nguyên liệu đạt giá trị 2,5 tỷ USD. Trong khi đó, nhập khẩu gỗ là 1,5 tỷ USD. Xin nói rõ là trong số liệu 2,1 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu gỗ của Tổng cục Hải quan công bố có bao gồm cả gỗ, ván nhân tạo và đồ gỗ, theo đó, gỗ chiếm khoảng 1,5 tỷ USD. Như vậy, nguyên liệu gỗ trong nước được sử dụng cho ngành chế biến gỗ chiếm tỷ lệ rất cao.

Việc sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng trong nước đã kích thích lâm dân trồng rừng nhiều hơn để thoả mãn nhu cầu sử dụng gỗ và làm cho Việt Nam mỗi ngày một xanh lên. Với chu kỳ khai thác 10 năm là tối ưu, cứ 1 năm khai thác thì có 9 năm phủ xanh. Như vậy, chế biến gỗ là ngành kinh tế môi trường vì nó kích thích việc trồng rừng và phát triển rừng.

Bên cạnh đó, ngành gỗ đang sử dụng khoảng 419.000 lao động tại các nhà máy với năng suất bình quân khoảng 23.000 USD. Ngoài ra, cứ 1 lao động trong nhà máy thì có 3 lao động đi trồng rừng và các ngành công nghiệp phụ trợ. Như vậy, đây là một ngành kinh tế dân sinh, vì đã tạo ra điều kiện cho hàng triệu lao động tham gia vào chuỗi cung ứng từ trồng rừng, cho đến lao động kỹ thuật trong các nhà máy và lao động trong các ngành phụ trợ khác.

Nói như vậy có nghĩa là ngành gỗ đang tạo động lực cho các ngành kinh tế khác trong chuỗi giá trị ngành gỗ?

Đúng vậy. Trồng rừng, chế tạo ván, chế tạo máy… chính là những ngành nhận được hiệu ứng tích cực từ sự lan tỏa của ngành gỗ. Ngày nay người Việt Nam sử dụng rất hiệu quả cây gỗ do mình trồng ra. Cụ thể, phần lớn được cưa xẻ, sấy và giao cho các nhà máy chế biến, phần bìa thì băm nhỏ ra làm ván dăm, ván nhân tạo, phần mùn cưa tưởng là bỏ đi thì nay cũng được làm thành những viên nén để xuất khẩu. Thị trường viên nén hiện cũng mang về doanh số đáng kể cho Việt Nam.

Như vậy, nguồn gỗ rừng trồng không những không bị bỏ đi thứ gì mà còn tiết kiệm được chi phí vận chuyển. Nếu trước đây, DN phải chuyển cây gỗ tròn từ các khu vực kinh tế miền Trung đi vào phía Nam với chi phí rất lớn, thì nay đã có thể cưa xẻ, chế tạo ra ván dăm tại chỗ, từ đó tiết kiệm đáng kể chi phí nhập khẩu ván và giảm được lượng dăm gỗ xuất thô đi nước ngoài.

Đặc biệt, ngành gỗ còn tác động cả tới ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, dầu màu… Trước đây, tất cả các loại máy phục vụ cho chế biến gỗ đều phải nhập khẩu. Nhưng hiện trong nước đã sản xuất được các loại máy bán tự động. Ngay cả dầu màu, không những sản xuất được trong nước thay vì nhập khẩu như trước đây, mà hiện Việt Nam cũng đã xuất khẩu đi nước ngoài. Ba năm trước không ai dám nghĩ ngành chế biến gỗ xuất khẩu máy chế biến đi ra nước ngoài và cũng không ai nghĩ tới việc xuất khẩu dầu màu, nhưng ngày hôm nay điều đó đã thành sự thật. Máy chế biến gỗ của Việt Nam đã đi đến những nước ở Nam Mỹ như Bolivia và nhiều nước Asean như Myanmar, Campuchia…

Có nhiều ý kiến cho rằng, nếu ngành chế biến gỗ cứ phát triển thì đến một lúc nào đó sẽ hết nguyên liệu, ý kiến của ông ra sao?

Theo tính toán của tôi thì Việt Nam không cần phải trồng thêm rừng nữa. Với 2,5 triệu ha hiện có, mỗi ha trồng khoảng 2.000 cây, đến năm thứ 4 thì tỉa thưa và lấy được 200 tấn dăm, giữ lại 500 cây, đến năm thứ 10 mỗi ha thu được 150 m3 gỗ và 200 tấn dăm. Với mức sản xuất như hiện nay, mỗi năm ta chỉ cần khai thác khoảng 120.000 ha. Trong khi Việt Nam có tới 2,5 triệu ha thì có thể quay vòng hơn chục năm không hết.

Xin ông chia sẻ một số thông tin về tình hình liên kết giữa DN và các hộ trồng rừng trong thời gian qua?

Những năm qua Việt Nam đã hình thành được nhiều mô hình liên kết giữa DN với hộ trồng rừng và đã phát huy hiệu quả. Ở miền Bắc có mô hình liên kết giữa công ty Woodland với các hộ trồng rừng ở Tuyên Quang, Công ty Nafoco ở Nam Định với các lâm dân ở Tây Bắc. Các liên kết này mang tính chất là giúp cho các hộ lâm dân làm các chứng chỉ quản trị rừng bền vững (FSC).

Tại phía Nam, một mô hình khá thành công là liên kết giữa Công ty Scan Pacific với 609 hộ lâm dân tại Quảng Trị. Công ty hỗ trợ cho các hộ lâm dân một phần chi phí đánh giá cấp chứng chỉ FSC, cam kết cho các hộ dân trồng keo có chứng chỉ FSC có tuổi cây keo từ năm thứ 6 trở đi vay vốn với lãi suất thấp hơn 0,2%/năm so với mức lãi suất trung bình năm của các ngân hàng trong nước tại thời điểm vay để giúp các hộ kéo dài chu kỳ trồng cây, tạo nguồn gỗ lớn. Công ty cũng cam kết mua gỗ có chứng chỉ FSC cao hơn tối thiểu 15-20% so với giá thị trường của gỗ không có chứng chỉ tại thời điểm giao dịch. Chưa hết, công ty còn mở những xưởng cưa ngay tại Quảng Trị để tập trung gỗ về đó cưa xẻ, những lò sấy cũng được xây dựng để sơ chế gỗ rồi mới vận chuyển về thành phố. Sắp tới công ty còn dự định sẽ đầu tư nhà máy ván dăm để tận dụng hết nguồn gỗ có được.

Những mô hình như trên sẽ giúp DN có được nguồn gỗ nguyên liệu hợp pháp, nâng cao uy tín với các đối tác nước ngoài và tạo dựng nền tảng phát triển bền vững cho ngành chế biến gỗ trong tương lai.

Xin cảm ơn ông!

Ông Trần Quốc Mạnh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển sản xuất thương mại Sài Gòn (Sadaco):

Dư địa tăng trưởng của sản phẩm gỗ Việt Nam vẫn còn rất lớn. Chỉ riêng tại Mỹ, thời gian qua, doanh thu của Sadaco tăng trưởng rất nhanh và hiện đã chiếm tới 60% tổng doanh thu xuất khẩu đồ gỗ của công ty. Song, thị phần của đồ gỗ Việt tại đây vẫn còn khá nhỏ. Thị trường này lại có yêu cầu rất khắt khe, nên để đưa được hàng vào đây thì DN phải đảm bảo đồng thời cả hai yếu tố: Năng suất và chất lượng đạt đến độ tinh xảo. Ngoài ra, đơn hàng của Hoa Kỳ đối với đồ gỗ thường rất lớn, trung bình từ 100 đến vài trăm container/tháng. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần phải mở rộng quy mô, tự động hóa dây chuyền sản xuất… để đảm bảo đơn hàng. Hiện Sadaco đang tìm cách mua lại một công ty gỗ của nước ngoài có trụ sở tại Bình Dương để nâng cao năng lực sản xuất. Theo đó, Sadaco sẽ mua khoảng 70-80% vốn của công ty này và cũng phối hợp quản lý, tái cấu trúc lại công ty và trang bị các thiết bị, công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường Hoa Kỳ.

Ông Nguyễn Liêm, Tổng giám đốc Công ty Lâm Việt:

Dự báo, đơn hàng của ngành gỗ nhiều năm tới sẽ tiếp tục tăng trưởng do nhu cầu sử dụng đồ gỗ trên thế giới ngày càng tăng, trong khi các khu vực sản xuất đồ gỗ trên thế giới đều không tăng. Các DN Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội này để giành lấy thị trường trước khi các đối thủ kịp vươn lên. DN cần phải khắc phục khó khăn, đó là: Nguồn vốn tích lũy của DN không nhiều, trong khi tín dụng lại có phần hạn chế do ngành gỗ có tính chất liên thông với bất động sản, do đó, DN gặp một số khó khăn về nguồn vốn đầu tư thiết bị, mở rộng sản xuất. Ngoài ra, vấn đề lao động cũng là thách thức lớn cho DN ngành gỗ. Nguồn lao động đào tạo từ các trường đa phần không đáp ứng nhu cầu của DN. Thời gian qua, một số DN có xu hướng liên kết, đặt hàng với nhà trường trong công tác đào tạo, nhưng giáo trình giảng dạy tại các trường đều rất cũ, được biên soạn từ cách đây 20-30 năm, không phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay – vốn đang thay đổi mạnh mẽ do tác động của công nghệ. Trong khi việc biên soạn giáo trình mới lại mất rất nhiều thời gian do phải trải qua nhiều khâu đánh giá, phê duyệt…

很赞哦!(4)