Gặp lại cậu học trò lầm lỡ từng phải vào trường giáo dưỡng,ộchộingộbấtngờsaunămcủathầytròtrườnggiáodưỡlich thidau giờ đây trở thành công dân có ích cho xã hội, Đại uý Trần Đại Lượng không khỏi xúc động và tự hào.
Tại chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024, Đại úy Trần Đại Lượng (Trường giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an) cho hay, đa số học sinh khi vào ngôi trường này đều sinh ra và lớn lên ở những gia đình khiếm khuyết, không có cha, không có mẹ, hoặc cha mẹ đều đi tù, bị bỏ rơi khi còn rất nhỏ, sống lang thang.
"Vì thiếu thốn tình yêu thương, sự giáo dục, uốn nắn của gia đình từ nhỏ, nên các em lớn lên với nhận thức lệch lạc, lối sống buông thả, dần trượt dài trong các tệ nạn và sa ngã vào con đường phạm tội", Đại úy Lượng nói.
Khi vào trường những học sinh này chưa thể thích nghi ngay với cuộc sống quy củ, khiến việc dạy dỗ của thầy cô gặp không ít khó khăn. Thế nhưng bằng sự cảm thông, Đại úy Lượng và các đồng nghiệp luôn tìm mọi cách để lắng nghe, thấu hiểu học trò, giúp các em hiểu được những lỗi lầm, yên tâm tu dưỡng, rèn luyện, đảm bảo hết thời gian quy định.
Suốt 11 năm công tác tại ngôi trường đặc biệt này, Đại uý Lượng có vô số kỷ niệm khó quên. Trong đó, Hoàng Minh Nghĩa (quê Hữu Lũng, Lạng Sơn) - một cậu học từng tỏ ra lầm lì, khó bảo. Nhờ quy củ uốn nắn và động viên, Nghĩa dần thay đổi, tiến bộ, kết thúc khoá học nghề với chứng chỉ loại giỏi và được ra trường trước thời hạn.
"Sau khi tái hòa nhập với cuộc sống, thông qua những cuộc điện thoại, tôi biết Nghĩa đã đi làm, mở được xưởng cơ khí riêng, sống lương thiện nhờ nghề đã học trong trường. Nghĩa cũng đề nghị với tôi mong muốn được giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh giống mình, được sớm ổn định công việc sau khi ra trường", Đại uý Lượng nhớ lại.
Sau khi chia sẻ về cậu học trò đặc biệt, Đại uý Lượng bất ngờ được gặp lại học trò cũ ngay tại chương trình. Đại uý không kìm được nước mắt, ôm chầm lấy Nghĩa trong niềm xúc động vô bờ.
Gửi tặng đến người thầy đặc biệt bó hoa tươi thắm, Hoàng Minh Nghĩa tự nhận bản thân là người may mắn. May mắn lớn nhất là gặp được thầy lượng trong trường giáo dưỡng. "Nếu không có thầy, cuộc đời tôi không biết đã trôi dạt, tệ nạn đến đâu",chàng trai trẻ xúc động.
Khoảng thời gian 2016-2018, Nghĩa vào trường giáo dưỡng (2016-2018), thầy Lượng đã luôn quan tâm và tạo luôn điều kiện cho cậu được học tập, rèn luyện và tu dưỡng.
"Được gặp lại thầy sau 7 năm ra trường. Tôi không dám hứa điều gì, chỉ biết nỗ lực và cố gắng từng ngày để trở thành người có ích cho xã hội, không phụ lòng mong mỏi của thầy Lượng cũng như các cán bộ tại Trường giáo dưỡng số 2",Nghĩa nói.
Đáp lời, Đại uý Lượng gửi lời cảm ơn vì Nghĩa đã trưởng thành và luôn nhớ đến công lao của những người đã dìu dắt mình. Đồng thời bày tỏ mong muốn các thế hệ học sinh trường giáo dưỡng sau khi ra trường sẽ có một cuộc sống ổn định, hạnh phúc, trở thành người công dân lương thiện, có ích cho xã hội.
Kim Nhung