Ngoại Hạng Anh

【soi keo juventus】Tăng trưởng không ổn định

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C2   来源:Ngoại Hạng Anh  查看:  评论:0
内容摘要:Quang cảnh lễ công bố Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam năm 2012. Ảnh: Thanh Nguyễn. Sử dụn soi keo juventus

tang truong khong on dinh

Quang cảnh lễ công bố Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam năm 2012. Ảnh: Thanh Nguyễn.

Sử dụng vốn chưa hiệu quả

Theăngtrưởngkhôngổnđịsoi keo juventuso Báo cáo thường niên DN Việt Nam năm 2012, được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố vừa qua, trong giai đoạn 2002-2012, các DN Việt Nam đã có những bước phát triển khá mạnh mẽ.

Theo ông Vũ Tiến Lộc-Chủ tịch VCCI, trong suốt giai đoạn 2002-2012, bên cạnh vấn đề tăng trưởng không ổn định, đáng lưu ý hơn cả là năng lực tiếp cận thị trường của DN Việt Nam còn “mỏng manh”, thiếu bền vững. Điều này được thể hiện khá rõ trong nhiều ngành hàng lớn của Việt Nam như ngành thủy sản, ngành cơ khí chế tạo, ngành sản xuất đồ uống…

Cụ thể, từ con số gần 63.000 DN năm 2002, số lượng DN đang hoạt động tính đến thời điểm 1-4-2012 đã lên tới hơn 312,6.000 DN. Giai đoạn 2002-2011, tốc độ tăng trưởng về số lượng DN bình quân đạt 20%/năm; số lượng lao động trong khu vực DN đã tăng gấp hơn 2,36 lần, từ 4,66 triệu lên 11 triệu với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 10%/năm.

Giai đoạn 2002-2011, tổng nguồn vốn của DN trong nền kinh tế cũng đã tăng hơn 10 lần, từ 1,4 triệu tỷ đồng năm 2002 lên 15,3 triệu tỷ đồng năm 2011, với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 30%/năm. Việc tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của DN cao hơn tốc độ tăng trưởng của lao động cho thấy DN đang phát triển dựa nhiều vào tăng trưởng nguồn vốn chứ không phải tăng trưởng lao động. Đây là một nghịch lý khi Việt Nam luôn tự coi là có lợi thế về nguồn lao động.

Bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI nhận định: Nếu giai đoạn 2002-1006, tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn có xu hướng ổn định và đạt khoảng 22,1%/năm thì sang giai đoạn 2007-2010, sau khi Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO, sự tăng trưởng về tổng nguồn vốn đã tăng vọt đạt trung bình gần 40%/năm. Dường như sau giai đoạn “nóng” dựa vào nguồn vốn, năm 2011 sự phát triển về tổng nguồn vốn của DN đã chậm lại đáng kể, chỉ đạt 18,5%, gần bằng so với những năm đầu giai đoạn 2002-2006 và thấp hơn nhiều so với mức 46% của năm 2010.

Theo bà Hằng, trong giai đoạn 10 năm kể trên, sự phát triển của DN Việt Nam thể hiện rõ hai xu hướng khác nhau. Nếu những năm 2002-2006, sự phát triển của DN tương đối ổn định, các chỉ số phản ánh tốc độ tăng trưởng về số lượng DN, số lượng lao động, tổng tài sản và doanh thu thường tương đồng thì đến giai đoạn 2007-2011, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các DN lại phát triển quá thiên về tăng trưởng nguồn vốn, dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả các nguồn vốn. Bà Hằng nhấn mạnh, các chỉ số phản ánh tốc độ tăng trưởng về tổng nguồn vốn, tổng doanh thu và tổng lao động của DN thường biến động rất mạnh và khác nhau. Điều này phản ánh sự tăng trưởng không ổn định của DN.

Tiếp cận thị trường thiếu bền vững

Cụ thể, Báo cáo thường niên DN Việt Nam năm 2012 nêu rõ, đối với ngành thủy sản, EU là thị trường lớn và đòi hỏi khá nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong nhiều năm, XK thủy sản Việt Nam sang thị trường này không vượt quá tỷ trọng 10%. Nhưng từ năm 2005, XK thủy sản của Việt Nam vào EU đã tăng đột biến và vào năm 2009, EU trở thành thị trường NK thủy sản lớn nhất trong số các thị trường NK thủy sản Việt Nam, chiếm tới 25,7% giá trị. Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay, EU là thị trường sụt giảm mạnh nhất. Năm 2012, XK thủy sản sang EU đạt hơn 1.135 triệu USD, giảm 14,8% so với năm 2011. Nguyên nhân hàng đầu của sự sụt giảm này là do sự tăng mạnh về sản lượng cùng với việc cạnh tranh giảm giá của DN XK Việt Nam. Ngoài ra, các DN Việt Nam cũng chưa có nỗ lực đủ mạnh trong hoạt động tuyên truyền, quảng cáo tiếp thị đến người tiêu dùng nhằm phát triển thị trường này.

Trong ngành cơ khí, đáng kể nhất là thành quả của công nghiệp sản xuất lắp ráp xe máy. Ngành công nghiệp xe máy đã có phát triển đột phá khi đạt tỷ lệ nội địa hóa 80-90% và XK khoảng 150.000 xe/năm. Trái lại, ngành công nghiệp ô tô hầu hết đều không đạt được các chỉ tiêu đề ra. Mục tiêu năm 2010 đạt tỷ lệ nội địa hóa cao (40-60%), tự chủ động công nghệ, đáp ứng nhu cầu trong nước (60-80%), hướng tới XK ô tô và phụ tùng nhưng đến nay, các chi tiết linh kiện, phụ tùng có hàm lượng kỹ thuật cao như động cơ, hộp số đều chưa thể sản xuất trong nước.

Bà Phạm Thị Thu Hằng đánh giá: Những gì ngành cơ khí làm được chủ yếu nằm ở phân khúc dễ, không đòi hỏi trình độ công nghệ chuyên sâu và có giá trị thấp. Khả năng đáp ứng cho nhu cầu trong nước của ngành cơ khí Việt Nam vẫn chỉ giới hạn quanh mức 20-25%, trong khi kỳ vọng của các nhà hoạch định lại rất lớn với mức 40-60%. Các DN cơ khí Việt Nam đến nay chủ yếu làm gia công cho các DN nước ngoài, tham gia sản xuất các sản phẩm có hàm lượng chất xám và giá trị thấp. Nhìn chung, do ngành công nghiệp phụ trợ còn kém phát triển nên khả năng tiếp cận thị trường của các DN trong ngành cơ khí còn có những hạn chế nhất định.

Đồng tình với những đánh giá về năng lực tiếp cận thị trường của DN Việt Nam trong Báo cáo, bà Phạm Chi Lan-nguyên Phó Chủ tịch VCCI bổ sung thêm: 10 năm qua, tình hình XK của các DN Việt Nam có sự cải thiện đáng kể nhưng năng lực thực tế còn yếu, DN chưa đủ khả năng tiếp cận sâu rộng vào các thị trường lớn. Thời gian tới, khi Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu hơn, các DN Việt Nam sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn khi sức ép cạnh tranh ngày càng tăng cao. Theo bà Chi Lan, để đối phó với tình trạng này, ngay từ bây giờ, các DN cần chủ động đẩy mạnh tái cơ cấu, trong đó tập trung nguồn lực nhiều hơn cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tập trung nâng cao năng lực tiếp cận và mở rộng thị trường bao gồm cả thị trường đầu vào và đầu ra…

Uyển Như

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap