【lich thi dau bd ngoai hang anh】Các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp rất kịp thời và hiệu quả

covid 19

Toàn cảnh diễn đàn kinh tế trực tuyến.

Diễn đàn có sự tham gia thảo luận sôi nổi của TS. Tô Hoài Nam – Thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật,ácchínhsáchhỗtrợđốivớidoanhnghiệprấtkịpthờivàhiệuquảlich thi dau bd ngoai hang anh Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa Việt Nam; GS.TS. Hoàng Văn Cường – Đại biểu Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; bà Nguyễn Thị Thu Hà - Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền Hỗ trợ người nộp thuế, Tổng cục Thuế và PGS.TS. Lê Xuân Trường - Trưởng Khoa Thuế và Hải quan - Học viện Tài chính.

Trao quyền chủ động cho Chính phủ

Dịch Covid-19 bùng phát đang đặt ra thách thức và áp lực rất lớn đối với khu vực DN. Các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng DN và nhân dân cả nước đang nỗ lực, quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi bằng được dịch bệnh Covid-19.

Năm 2021, Bộ Tài chính dự kiến các giải pháp hỗ trợ người dân, DN sẽ đạt khoảng 135.000 tỷ đồng. Riêng chính sách giảm, hoãn thuế 27.500 tỷ đồng, gói an sinh xã hội 26.000 tỷ đồng; gói viễn thông 10.000 tỷ đồng; gói vắcxin 25.200 tỷ đồng; gói điện, nước, phí, chi phí chống dịch hàng chục nghìn tỷ đồng và gói giảm thuế khoảng 20.000 tỷ đồng.

Cùng với sự nỗ lực của cộng đồng DN, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành và đặc biệt là Bộ Tài chính đã và đang khẩn trương, quyết liệt thiết lập, ban hành nhiều cơ chế, chính sách theo thẩm quyền để hỗ trợ người dân, DN vượt qua khó khăn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn phức tạp.

Đặc biệt, Bộ Tài chính đang xây dựng gói hỗ trợ giảm thuế và đang tiến hành lấy ý kiến đối với việc ban hành một số giải pháp về thu ngân sách nhằm hỗ trợ DN, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 để trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Sự hỗ trợ của Nhà nước đã tạo ra một nguồn lực đáng kể để DN tăng cường sức đề kháng, vượt qua khó khăn.

Ở góc nhìn của một đại biểu Quốc hội, GS.TS. Hoàng Văn Cường chia sẻ: Trước tác động của đại dịch, Quốc hội và Chính phủ đã có nhiều quyết sách kịp thời phù hợp để hỗ trợ người dân, DN vượt qua khó khăn.

Tất cả các hoạt động phòng, chống dịch như tổ chức cách ly các ổ dịch, cử lực lượng tham gia tuyến đầu,… đều phải kèm theo các khoản chi từ NSNN nhưng chưa từng có trong tiền lệ. Vì vậy, Chính phủ đã ngay lập tức đề xuất và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng quyết định ngay chế độ chi từ những ngày đầu dịch bùng phát. Điều đó thể hiện sự kịp thời trong hành động của Quốc hội và Chính phủ.

Gần đây, tại kỳ họp thứ nhất khóa XV, Quốc hội đã dành một chương trình nghị sự riêng và thông qua Nghị quyết giao cho Chính phủ toàn quyền ra quyết định cần thiết để ứng phó kịp thời, phục vụ phòng, chống dịch ngay lập tức, kể cả các vấn đề luật pháp chưa quy định.

Thậm chí, nếu có vấn đề không phù hợp quy định hiện hành, Chính phủ cũng có thể báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngay để quyết định.

Trong bối cảnh NSNN rất hạn hẹp, Chính phủ vẫn dành ra nhiều khoản chi; nhiều chính sách sách miễn, giảm, giãn các khoản thuộc nghĩa vụ phải nộp của người dân, DN; hỗ trợ các hộ kinh doanh mất nguồn thu, hỗ trợ người dân mất việc, hỗ trợ DN trả tiền lương cho người lao động, giảm tiền điện, nước, viễn thông,… là động thái rất đáng trân trọng đáp ứng được những nhu cầu cấp bách.

Đánh giá về những nỗ lực nói trên của Quốc hội, Chính phủ, TS. Tô Hoài Nam cho biết: Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các DN bị tác động bởi dịch bệnh có thể nói là rất kịp thời và hiệu quả. Theo khảo sát của Hiệp hội, đến 70% DN đánh giá hài lòng với những chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Tuy nhiên, TS. Tô Hoài Nam cũng nhấn mạnh, chính sách hỗ trợ của Nhà nước chỉ “góp phần” giúp DN vượt qua khó khăn chứ không thể đóng vai trò quyết định. Vấn đề chính vẫn là năng lực nội tại của DN và khả năng phục hồi của nền kinh tế. DN Việt Nam cũng thấu hiểu điều đó nên nhiều đơn vị cũng đã có những phương án chủ động. Đây là một tín hiệu tốt.

etax
Hệ thống ETax của cơ quan thuế mang lại cho DN 479 kênh hỗ trợ trực tuyến.

Doanh nghiệp cần chủ động thay đổi tư duy kinh doanh

Góp phần đưa những chính sách hỗ trợ DN được thực thi nhanh, kịp thời, cơ quan Thuế đã có rất nhiều phương thức. Chia sẻ điều này, bà Nguyễn Thị Thu Hà cho biết: Tổng cục Thuế đã chỉ đạo cục thuế các tỉnh, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền bằng các hình thức phong phú và đa dạng.

Nội dung tuyên truyền được biên tập ngắn gọn, dễ hiểu, hoặc làm các clip để hướng dẫn. Các nội dung này được đăng tải trên trang web của cơ quan thuế và rộng rãi trên báo đài, các phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều cục thuế đã lập các tài khoản mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube... để tuyên truyền.

Ngoài ra, Tổng cục Thuế cũng đã đưa 479 kênh hỗ trợ trực tuyến (hệ thống eTax) vào hoạt động. Đồng nghĩa, nếu người nộp thuế có bất cứ thắc mắc nào có thể gửi câu hỏi đến cơ quan thuế và đội ngũ công chức thuế sẽ cập nhật và phản hồi sớm nhất đến người nộp thuế.

Các diễn giả tham gia diễn đàn cũng đã bày tỏ quan điểm, cùng thảo luận, trao đổi về các giải pháp về kinh tế – tài chính, đặc biệt là việc vận dụng tối đa các ưu đãi, hỗ trợ liên quan đến chính sách tài khóa hỗ trợ DN vượt qua khó khăn, đồng thời tận dụng cơ hội bứt phá khi nước ta kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Phân tích về góc độ DN, PGS.TS. Lê Xuân Trường nhận định: Khi dịch bệnh xảy ra, cộng đồng DN đã có những động thái chuyển đổi rất nhanh nhạy để thích ứng với điều kiện mới. Ví dụ như Vietnam Airlines đã tháo bớt ghế của các máy bay chở khách để chở hàng, một số DN dệt may quần áo chuyển sang may khẩu trang,…

Đặc biệt, nhiều DN Việt Nam đã tiếp cận với tư duy kinh doanh hiện đại là “win-win”, tức là các DN tìm kiếm đối tác để cùng chia sẻ khó khăn cùng tồn tại. Tới đây, DN cần phải tiếp tục thay đổi về tư duy kinh doanh, phương thức quản lý DN để phù hợp với điều kiện mới, đảm bảo sự tồn tại trước mắt và sự phát triển trong tương lai.

Trên phương diện tận dụng chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, với sự hướng dẫn tận tình của cơ quan thuế, phần lớn DN thuộc đối tượng đã thực hiện đúng các thủ tục để được nhận hỗ trợ.

“Tuy nhiên, nhiều DN thuộc diện được hưởng hỗ trợ nhưng xét thấy tài chính không quá khó khăn thì lựa chọn thực hiện nghĩa vụ thuế đúng hạn. Đây là động thái đáng quý để chia sẻ khó khăn với Nhà nước khi NSNN còn nhiều gánh nặng” – PGS.TS Lê Xuân Trường phát biểu tại diễn đàn.

Diễn đàn đã thu hút hơn 2.500 lượt theo dõi của bạn đọc ngay tại thời điểm phát trực tuyến./.

Hồng Vân