【cúp c2 đêm nay】Công nghệ ATR 72 hiện đại nhất thế giới

Kênh truyền hình TVBS cho biết,ôngnghệATRhiệnđạinhấtthếgiớcúp c2 đêm nay 17h43 tối ngày 23-7, một vụ tai nạn máy bay nghiêm trọng đã xảy ra tại Đài Loan, khi chiếc máy bay ATR-72 mang số hiệu GE 222 của hãng hàng không TransAsia xuất phát từ Cao Hùng đến sân bay Mã Công - Bành Hồ đột nhiên rơi xuống đất, khiến ít nhất 51 người đi trên máy bay thiệt mạng.

Công nghệ ATR 72

Hiện trường vụ máy bay ATR 72 vừa gặp nạn của Đài Loan. Ảnh Internet

ATR72 là loại máy bay cánh quạt đôi do Công ty chế tạo máy bay ATR - một liên doanh Pháp - Italia chế tạo. Đây là loại máy bay chở khách chặng bay ngắn được giới thiệu lần đầu vào năm 1988 và chính thức đưa vào khai thác hoạt động từ năm 1989. Kể từ đó đến nay, ít nhất 408 máy bay ATR-72 được sản xuất và đi vào hoạt động trên khắp thế giới.

Hãng hàng không TransAsia - Đài Loan bắt đầu nhập các máy bay thuộc loại ATR vào năm 1988, đầu tiên là 5 chiếc thuộc phiên bản ATR42-300, các máy bay thuộc loại ATR72 bắt đầu được mua về từ năm 1990. Hiện nay, hãng này đang sở hữu 10 chiếc ATR72-200/500.

Công nghệ ATR 72

Máy bay ATR 72 được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Ảnh Internet

ATR 72 là loại máy bay chở khách cỡ nhỏ tầm ngắn, phần thân và phần đuôi do các nhà máy sản xuất của Alenia Aeronautica tại Pomigliano gần Napoli, Italy sản xuất. Cánh máy bay được lắp ráp tại EADS Sogerma Services ở Bordeaux phía nam nước Pháp. Lắp ráp hoàn thành, bay thử, chứng nhận và chuyển giao thuộc trách nhiệm của ATR tại Toulouse, Pháp.

Máy bay ATR 72 sử dụng hai động cơ  tuốc bin cánh quạt PW127F (công suất 2.475 mã lực/chiếc) sử dụng cánh quạt 6 lá. Máy bay đạt tốc độ bay 511km/h, tầm bay hơn 1.300km, trần bay 7.600m, quãng đường cất cánh 1.165m, tốc độ tiết kiệm xăng 556 km/h, trọng lượng cất cánh tối đa là 21.500 kg. 

Công nghệ ATR 72

Buồng lái của máy bay ATR 72. Ảnh Internet

ATR 72 hoạt động trên những tuyến đường ngắn, sải cánh 27,1 m (88 ft 9 in). Diện tích cánh 54,5 m². Dài 27,2 m (89 ft 2 in). Cao 7,7 m (25 ft 2 in), chở khách tối đa 74 người (bao gồm 2 phi công). Biến thể ATR 72-500 được cải tiến với tính năng bay tốt hơn, tăng khả năng hoạt động tự động giúp giảm số lượng công việc của phi công. 

ATR 72 ra mắt năm 1985 tại Triển lãm hàng không Paris và thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 27 tháng 10 năm 1988. Đúng một năm sau đó, ngày 27 tháng 10 năm 1989, hãng Kar Air của Phần Lan trở thành công ty đầu tiên đưa loại máy bay này vào sử dụng.

Công nghệ ATR 72

Nội thất khoang hành khách của máy bay ATR 72. Ảnh Internet

Các hãng hàng không trên thế giới sử dụng loại máy bay này gồm Air New Zealand, Alitalia, Czech Airlines, JAT Airways, LOT Polish Airlines, Olympic Airlines, TAROM, Vietnam Airlines, Transasia Airways, Thai Airways International...

Tại Việt Nam hiện có 14 máy bay ATR-72, đều thuộc sở hữu của Vietnam Airlines, đây là loại máy bay ATR thế hệ mới, có tuổi đời khai thác thấp. Còn nhớ, cuối năm ngoái, chiếc máy bay ATR-72 của Vietnam Airlines (số hiệu VN1673) với 41 hành khách xuất phát từ sân bay Cát Bi (Hải Phòng) sau khi hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng đã phát hiện máy bay bị mất một bánh trước và gãy trục càng trước. Rất may sự cố kể trên không dẫn đến thương vong.

Duy Anh

 

Máy bay Đài Loan rơi có phải do bão?