【ket qua uc】Kết quả kinh doanh quý II/2018 có đủ sức tạo ‘sóng’ cho chứng khoán?
Thanh khoản suy giảm khá nhanh
Thông tin kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục ghi nhận sự tích cực trong tuần qua,ếtquảkinhdoanhquýIIcóđủsứctạosóngchochứngkhoáket qua uc với nhiều thông tin rất đáng ý. Đầu tiên là dòng vốn FDI đăng ký 6 tháng đầu năm tiếp tục tăng, đạt 20,3 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, hoạt động đầu tư qua hình thức M&A tăng rất mạnh cả về lượt dự án và vốn đầu tư. Đặc biệt hơn, thông tin về tăng trưởng kinh tế tiếp tục cho thấy tốc độ tăng ấn tượng. Theo đó, GDP 6 tháng năm 2018 ước tính tăng 7,08% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, quý I tăng 7,45% và quý II tăng 6,79% - đây là mức tăng cao nhất của 6 tháng kể từ năm 2011 trở về đây.
Với điểm rơi chu kỳ hồi phục của nền kinh tế, cán cân thanh toán vẫn duy trì thặng dư, thì áp lực đối với vấn đề tỷ giá của Việt Nam sẽ chưa quá đáng ngại trong năm 2018. Những ảnh hưởng của yếu tố này đến TTCK trong thời gian gần đây nhiều khả năng chỉ mang tính ngắn hạn. Ông Nguyễn Xuân Bình |
Tuy nhiên, trên TTCK, thông tin về kinh tế vĩ mô trong nước không nhận được sự quan tâm nhiều của nhà đầu tư; mà ngược lại, những yếu tố ngoài nước, đặc biệt là căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang đã chi phối tâm lý thị trường. Thông tin về căng thẳng thương mại đã làm TTCK thế giới giảm điểm mạnh trong tuần và thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số VN-Index và HNX-Index lần lượt chốt tại 960,78 điểm và 106,17 điểm, giảm 2,28% và 5,19% so với mức đóng cửa phiên cuối tuần kế trước. Thanh khoản cũng suy giảm trên cả hai sàn, trong đó HOSE giảm gần 9% đạt 19.872,6 tỷ đồng, còn HNX giảm đến 18,5% đạt 2.285,9 tỷ đồng.
Trao đổi với PV TBTCVN, ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng, mặc dù đã xuất hiện một vài nhịp hồi phục ngắn, nhưng nếu nhìn tổng thể từ vùng đỉnh quanh 1.200 điểm của VN-Index trở lại đây thì xu hướng giảm giá vẫn đang chi phối thị trường. Hiện vẫn có một số mã trụ cột như VIC, VCB và HPG giữ được các ngưỡng hỗ trợ quan trọng và hỗ trợ phần nào cho chỉ số, nhưng rủi ro đang ở mức khá cao khi khả năng lan tỏa của dòng tiền tương đối yếu và thanh khoản hầu như không được cải thiện.
Theo chuyên gia này, thanh khoản thị trường suy giảm khá nhanh từ đầu tháng 5/2018, đặc biệt tốc độ suy giảm thanh khoản của nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ mạnh mẽ hơn nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.
“Nguyên nhân đầu tiên tôi cho rằng nằm ngay ở xu hướng của thị trường. Sau một nhịp tăng trưởng mạnh mẽ kéo dài, thị trường đã tạo đỉnh ngắn hạn và đảo chiều điều chỉnh nên thanh khoản suy giảm là hiện tượng bình thường. Trước đó với tâm lý hưng phấn, nhà đầu tư sử dụng tỷ lệ đòn bẩy ở mức khá cao thì trong nhịp sụt giảm này, tỷ trọng danh mục sẽ dần giảm xuống và ảnh hưởng đến dòng tiền trên thị trường. Bên cạnh đó, khối nhà đầu tư nước ngoài đã giảm quy mô giao dịch khiến thanh khoản của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn sụt giảm trong khi các cơ hội đầu tư/lướt sóng trên nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ cũng không rõ nét nên chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút dòng tiền”, ông Nguyễn Xuân Bình lý giải.
Kỳ vọng tháng 7 sẽ có các nhịp phục hồi ngắn hạn
Về mặt kỹ thuật, xu hướng giảm giá hiện tại chưa xuất hiện dấu hiệu dừng lại. Trong tình hình thị trường thế giới tiêu cực hiện tại, rủi ro sụt giảm của thị trường chung có thể mang tính lấn át nỗ lực hồi phục của từng cổ phiếu riêng lẻ. Vì vậy, mặc dù những thông tin tích cực của mùa báo cáo KQKD quý II/2018 có thể tạo điểm đỡ cho một số cổ phiếu cơ bản.
Kỳ vọng thông tin KQKD sẽ tạo hiệu ứng tích cực cho TTCK tháng 7. Ảnh: DT |
Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Bình cho rằng, thông tin KQKD quý II có thể “đỡ” cho một số cổ phiếu cơ bản, song khó tạo hiệu ứng trên diện rộng đủ để thay đổi xu hướng cho thị trường. Điều nhà đầu tư có thể kỳ vọng trong tháng 7 là một vài nhịp hồi phục ngắn hạn đan xen và diễn biến thị trường sẽ phân hóa hơn thay vì giảm điểm đồng loạt, liên tiếp.
Bởi theo chuyên gia này, áp lực lớn nhất gây tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư ở giai đoạn hiện tại đến từ thị trường thế giới, cụ thể là nguy cơ về chiến tranh thương mại, được khơi mào bởi Mỹ, và lộ trình tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang tạo áp lực đến diễn biến tỷ giá trong nước. “Đây là những yếu tố có phần mang tính khách quan và khó lường, gây tác động mạnh đến động thái giao dịch của khối ngoại nên càng khiến rủi ro tăng cao hơn”, ông Bình nhấn mạnh.
Nhận định về xu hướng thị trường, chuyên gia của KBSV cho hay, các ngành ngân hàng, thép, hàng tiêu dùng nhìn chung vẫn sẽ có kết quả tích cực và từ đó mang tính nâng đỡ cho giá cổ phiếu; tuy nhiên đây không phải là những câu chuyện mới để có thể tạo hiệu ứng mạnh.
“Về tín hiệu luân chuyển của dòng tiền, tôi nhận thấy nhà đầu tư đang có xu hướng dịch chuyển một phần sự quan tâm sang nhóm các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ để tránh bị ảnh hưởng tiêu cực bởi áp lực bán của các nhà đầu tư tổ chức tại các nhóm vốn hóa lớn. Đồng thời, đây cũng là nhóm đang có mặt bằng giá ở mức thấp hơn tương đối, nên mang tính phòng thủ tốt hơn trong những nhịp sụt giảm của thị trường”, ông Bình chia sẻ./.
Duy Thái