【kataller toyama】Gạo Thái chứa hóa chất: Người tiêu dùng "mù mờ"
Đại diện công ty có nhãn hiệu gạo bị phát hiện dư lượng methyl bromide vượt quá mức cho phép đã cam kết thu hồi toàn bộ sản phẩm nhiễm độc trên thị trường.
Gạo đóng gói tại Thái Lan bị cơ quan chức năng nước này yêu cầu kiểm tra vì nguy cơ nhiễm thuốc chống mốc |
Gạo Thái vẫn bán đắt hàng
Trước những thông tin trên PVChất lượng Việt Nam đã tiến hành một cuộc khảo sát tại các chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội và nhận thấy,ạoTháichứahóachấtNgườitiêudùngquotmùmờkataller toyama hầu hết các chợ lớn lượng gạo có xuất xứ từ Thái Lan vẫn được bày bán rất nhiều chủng loại khác nhau, đồng thời lượng gạo được tiêu thụ hàng ngày cũng rất lớn.
Theo quan sát của phóng viên tại chợ Đồng Xa (Mai Dịch – Cầu Giấy – Hà Nội), khu vực dành cho các tiêu thương bán gạo, lượng gạo Thái được bày bán rất nhiều cả về chủng loại cũng như số lượng. Một chủ tiểu thương cho biết: “Tại sạp gạo của tôi, những loại gạo Thái bán khá chạy, chỉ sau gạo Điện Biên thôi. Trong số những mặt hàng gạo Thái thì gạo tám Thái là bán chạy nhất”.
Theo sự giải thích của chủ cửa hàng, sở dĩ nhiều người thích ăn gạo Thái là vì giá cả không quá đắt, mà chất lượng gạo phù hợp với nhiều người chứ không như gạo Việt Nam. “Gạo Việt Nam loại nào ngon thì giá trên trời còn những loại giá rẻ thì chắc chỉ mấy công nhân xây dựng hoặc sinh viên nghèo ăn thôi”, chủ cửa hàng cho biết.
Khi được hỏi về thông tin gạo Thái nhiễm chất hóa học diệt mối mọt, diệt nấm nguy hiểm đến sức khỏe thì đại đa số người mua hàng cũng như bán hàng đều không biết thông tin.
Chị Nhật Minh (Khu đô thị Mỹ Đình II), một “tín đồ” đã sử dụng gạo Thái lâu năm cho biết: “Thông tin này giờ tôi mới nghe, tôi vẫn nghĩ gạo Thái khi được nhập khẩu vào Việt Nam thì phải qua kiểm định nên đã an toàn rồi chứ”.
Còn người bán hàng cũng ú ớ: “Thông tin này ở đâu ra chúng tôi không biết, hiện tôi chưa thấy ai kiểm tra, chưa thấy có thông báo nên cứ bán thôi, lúc nào họ bảo không bán thì hãy hay”.
Dễ tê liệt thần kinh vì hóa chất diệt mối mọt
Theo các chuyên gia, việc gạo nhiễm chất hóa học diệt mối, mọt và diệt nấm khi đi vào cơ thể là vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Các chế phẩm diệt côn trùng như mối, mọt, nấm đều nằm trong danh mục hóa chất, chế phẩm cấm sử dụng trong gia dụng và lĩnh vực y tế. Các chế phẩm này được xác định có chứa hoạt chất thuộc nhóm phốt pho, tồn lâu trong môi trường, gây nhiễm độc đường hô hấp.
Một kết quả nghiên cứu của trường Đại học Nông nghiệp Nam Kinh (Trung Quốc) cho thấy, một số hóa chất bảo quản gạo có chứa cadmium, đây là loại hóa chất độc hại có thể gây bệnh suy thận và mềm hóa xương.
TS Đặng Chí Hiền, trưởng phòng thí nghiệm Công nghệ Hóa Dược phẩm, Viện Công nghệ Hóa học cho biết, hóa chất Methyl bromide (CH3Br) ở thể khí không màu, không mùi vị, dễ tan trong nhiều dung môi hữu cơ và bản thân Methyl bromua lại là chất dung môi của các chất mỡ, hắc ín, cao su... Methyl bromide khi chưa chuyển hóa đã có thể gây mê cơ thể sống, khi vào cơ thể chuyển hóa thành rượu Metylic gây độc, làm tê liệt hệ thần kinh. CH3Br rất độc, ở nồng độ thấp khó nhận biết, do vậy thuốc thường cho thêm 2 - 3% Clopirin làm chất báo hiệu nguy hiểm vì chất này gây kích thích niêm mạc mắt.
Ông Ngô Văn Bình - Chuyên viên nghiên cứu về công nghệ sau thu hoạch, thuộc Phân Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch tại TPHCM cũng cho rằng, rất khó để xác định các loại hóa chất phun lên gạo. Theo ông Bình, hiện có nhiều hình thức xua đuổi sâu, mọt để bảo quản gạo nhưng việc dùng các loại hóa chất lạ, không xác định rõ nguồn gốc là điều không nên vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Theo các chuyên gia, hiện chưa có biện pháp nào đề nhận biết gạo nhiễm hóa chất diệt mối mọt, do đó người tiêu dùng khi mua gạo nên đến những địa điểm, cơ sở có uy tín trên thị trường như tại các siêu thị, các vựa gạo lớn, thì gạo sẽ được kiểm định, không bị tồn kho lâu ngày trước khi đóng bao đưa ra thị trường.
Thái Lan điều tra gạo nhiễm độc Tổng thư ký Quỹ Vì người tiêu dùng Thái Lan, bà Saree Ongsomwang cho biết Quỹ này đã thu thập ngẫu nhiên 46 mẫu của 36 nhãn hiệu gạo đóng gói tại các cửa hàng bán lẻ và siêu thị từ ngày 19-27/6. Các mẫu được xét nghiệm tại một cơ quan độc lập để kiểm tra dư lượng chất hóa học, bao gồm các hợp chất methyl bromide, organophosphate, carbamate và thuốc diệt nấm. Kết quả là trong 34 mẫu có tìm thấy chất methyl bromide, trong đó 1 mẫu có dư lượng 67,4 mg/kg, vượt quá mức an toàn 50mg/kg theo tiêu chuẩn của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO). Đại diện công ty có nhãn hiệu gạo bị phát hiện dư lượng methyl bromide vượt quá mức cho phép đã cam kết thu hồi toàn bộ sản phẩm nhiễm độc trên thị trường. Trong tháng 6, Chính phủ Thái Lan đã chỉ đạo Cục Nông nghiệp, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) và Cục Khoa học Y dược (MSD) tiến hành điều tra đối với sản phẩm gạo được đóng trong các lô lớn đang được bày bán trên thị trường. Cả ba cơ quan chức năng đều kết luận không phát hiện hóa chất độc hại trong các mẫu gạo đã kiểm tra. Theo TTXVN |
Phương Lê