Chuyên gia đề xuất cần xử lý nghiêm đội ngũ cán bộ yếu kém dẫn đến sai sót nghiêm trọng khiến gần 3.000 bài thi bị sai điểm tại kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Thái Bình.
Sai sót trong quá trình hồi phách làm 252 thí sinh từ trượt thành đỗ,êngiaĐềnghịxửlýcánbộyếukémkhiếngầnbàithibịsaiđiểtip bóng đá hôm nay và 258 thí sinh từ đỗ thành trượt trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Thái Bình vừa qua.
Sai phạm nghiêm trọng
TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT đánh giá, sai sót trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 vừa qua tại Thái Bình ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội nói chung và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của thí sinh cũng như uy tín của nền giáo dục tỉnh Thái Bình nói riêng.
“Sự việc này không phải lần đầu tiên diễn ra, mà trước đó từng ghi nhận tại một số tỉnh thành trên cả nước. Qua đây mới thấy năng lực của cán bộ làm công tác thi tại địa phương đang rất yếu”, TS Vinh nói.
Bộ GD&ĐT đã ra quy định cụ thể về công tác làm phách bài thi tự luận, nhưng các cán bộ tại Sở GD&ĐT tỉnh Thái Bình không thực hiện nghiêm túc, nói cách khác là không thượng tôn pháp luật, gây nên hậu quả nghiêm trọng. Với đội ngũ cán bộ thiếu năng lực như vậy, Bộ GD&ĐT cần có giải pháp đào tạo lại, xử lý triệt để.
Ông Vinh bày tỏ lo ngại, những cán bộ liên quan đến sự việc trên có tham gia công tác thi tốt nghiệp THPT 2024 hay không. Nếu có, liệu sai phạm có được lặp lại tại kỳ thi này.
“Kỳ thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD&ĐT ra đề, nhưng công tác coi và chấm thi do các Sở GD&ĐT địa phương thực hiện. Liệu tại Thái Bình cũng như các địa phương trên cả nước, sai sót nghiêm trọng như kỳ tuyển sinh lớp 10 có tiếp tục tái diễn?”, TS Vinh nói và cho rằng nên có những cuộc thanh tra rà soát lại sau kỳ thi lớn như tốt nghiệp THPT.
Đây là bài học cần rút kinh nghiệm với toàn ngành giáo dục chứ không riêng địa phương. Cần xác minh làm rõ sự việc, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ở tất cả các khâu dẫn đến việc bị lệch phách, sai điểm của thí sinh, sai kết quả tuyển sinh. Những người liên quan cần xử lý nghiêm theo quy định pháp luật để không có sự tái diễn.
"Vấn đề đặt ra từ lùm xùm điểm thi lớp 10 ở Thái Bình, tại sao sai sót nằm phần lớn ở trường chuyên. Phải chăng đây là mảnh đất màu mỡ, cán bộ coi thi cố tình nhầm lẫn giúp nhiều con em gia đình có điều kiện được vào học?", TS Vinh đặt câu hỏi.
Học sinh có thể mất niềm tin vào giáo dục
Theo dõi sự việc, bà Phạm Minh Sơn, Giám đốc trung tâm đào tạo kỹ năng Awaken đánh giá, sự tắc trách của các cán bộ thi ảnh hưởng lớn tới tâm lý và định hướng của nhiều học sinh, phụ huynh.
Đầu tiên là cảm giác bất công. Những học sinh từ trượt thành đỗ hẳn sẽ rất phẫn nộ và tức giận khi công sức và nỗ lực không được công nhận đúng mức, còn những em từ đỗ thành trượt chắc chắn sẽ rất sốc. Từ đó gây ra các hậu quả như giảm động lực học tập, hình thành tâm lý không muốn cố gắng trong tương lai và tham gia các hoạt động giáo dục khác.
Thứ hai, học sinh và phụ huynh có thể gặp khó khăn trong việc định hướng tương lai, khi phải đưa ra các quyết định học tiếp tại trường khác, đôi khi không phù hợp với sở thích hoặc khả năng. Trượt một kỳ thi lớn sẽ khiến các em hoài nghi về khả năng của bản thân, dễ rơi vào vào trạng thái cẳng thẳng, lo sợ trước phản ứng từ gia đình, bạn bè xã hội.
“Về lâu dài, nếu trường hợp các em không được hỗ trợ hay xử lý thỏa đáng sẽ để lại những căng thẳng, tạo tâm lý bất mãn, chống đối và mất niềm tin vào hệ thống giáo dục”, bà Sơn nói.
Thời gian qua, dư luận xôn xao về kết quả bài thi lần đầu lẫn phúc khảo của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Thái Bình năm học 2024-2025 chênh lệch quá lớn.
Theo kết luận của Thanh tra tỉnh, 2.997 bài thi bị lệch phách, làm sai điểm của 2.750 bài thi; 49 bài thi sai sót trong quá trình ghi điểm và nhập điểm, trong đó 19 bài thi bị sai điểm so với bảng điểm đã công bố. Tổng số bài thi tự luận bị sai điểm là 2.769 bài; trong đó 1.368 bài thi có điểm cao hơn điểm đã công bố, 1.401 bài thi có điểm thấp hơn điểm đã công bố.
Nguyên nhân vi phạm được chỉ ra, do Trưởng ban Thư ký và cá nhân liên quan của ban Thư ký không thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong thực thi công vụ. Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Bình Nguyễn Viết Hiển và Trưởng ban chỉ đạo kỳ thi thiếu trách nhiệm, không kiểm tra, giám sát, không kịp thời báo cáo UBND tỉnh về sự cố bất thường tại kỳ thi này.
Đại diện Sở GD&ĐT thừa nhận sai sót, gửi lời xin lỗi tới các em học sinh, phụ huynh, người dân tỉnh Thái Bình và khẳng định sai sót này không bắt nguồn từ bất cứ tiêu cực nào.
Kim Nhung - Hiểu LamChia sẻ với báo chí, TS.LS Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho rằng, cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình sẽ làm rõ từng sai phạm, đánh giá hậu quả gây ra để có hình thức xử lý phù hợp.
Nếu vi phạm quy chế thi dẫn đến sai sót thì cán bộ tham gia kỳ thi này sẽ bị xử lý kỷ luật. Trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chức trách nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 360 Bộ luật hình sự.
Trường hợp xác định trong các sai phạm của kỳ thi này có hành vi cố ý, cán bộ vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân mà làm trái công vụ dẫn đến sai lệch điểm số sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo điều 356 Bộ luật hình sự.