Mít Thái dễ trồng,ểnđổicacircytrồngnbspgắnvớiứngdụngkỹthuậaston villa vs burnley khó chăm
Tháng 6-2019, một trận lốc xoáy quét qua địa bàn thôn Bình Tiến 1, xã Phước Minh, huyện Bù Gia Mập đã khiến một số hộ dân tại đây bị thiệt hại về cây trồng. Gia đình ông Trần Văn Cường, có 2,4 ha cây cao su đang trong thời kỳ khai thác thì 1/2 diện tích bị gãy, đổ. Sau đó, ông Cường quyết định không trồng lại cao su mà chuyển sang trồng cây ăn trái, trong đó có 150 cây mít Thái. Lúc này kiến thức khoa học, kỹ thuật về cây mít Thái ông Cường hầu như không có. Bà con khu vực xung quanh tuy có trồng mít nhưng số lượng ít, việc trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau rất hạn chế. Do vậy, ông Cường gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc, phát triển, nhất là phòng trừ sâu bệnh cho cây.
Việc phun thuốc phòng trừ sâu bệnh tốt nhất thực hiện lúc sáng sớm, chiều mát hoặc ban đêm. Trong ảnh: Anh Nguyễn Văn Sính ở thôn Bình Tiến 1, xã Phước Minh (Bù Gia Mập) xịt thuốc phòng trừ rệp sáp trên cây sầu riêng của gia đình
Nhu cầu được phổ biến kiến thức, học tập kinh nghiệm trồng cây ăn trái nói chung của nông dân là rất lớn, đặc biệt kiến thức phát triển theo chuỗi giá trị, xanh, sạch. Diện tích trồng cây ăn trái tăng nhanh đồng nghĩa với nguy cơ cho đầu ra sản phẩm. Do vậy, rất mong Nhà nước và nhà khoa học có những chính sách kịp thời, phù hợp để nông dân tránh được rủi ro không rơi vào vòng luẩn quẩn trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Minh, cộng tác viên của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bù Gia Mập |
Ông Cường kể: “Vì không phát hiện ra sâu nên khi thấy lá non quăn, khô, tôi nghĩ là bị bệnh và đã mua thuốc về phun nhưng không hiệu quả. Đến khi bí quá, tôi đi hỏi kỹ sư nông nghiệp huyện thì mới biết đó là do sâu gây hại”. Kỹ sư Phan Văn Hà, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bù Gia Mập cho biết: “Sâu đục thân là loài nguy hiểm nhất đối với cây mít. Sâu lớn lên sẽ thành con xén tóc. Con cái đẻ trứng trên các vết nứt của vỏ cây. Khi nở ra, ấu trùng đục thành đường hầm ngay dưới vỏ cây, chúng ăn dần xuống gốc và cả các rễ lớn. Khi cây bị sâu gây hại có thể làm gãy cành, nếu bị nặng có thể làm chết cả cây. Thời gian sâu non sống và phá hại kéo dài khoảng 2-3 tháng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng của cây. Vì vậy, nông dân phải thường xuyên kiểm tra vườn thật kỹ để nhận diện đúng sâu, bệnh, qua đó phun thuốc phòng trừ kịp thời mới đem lại hiệu quả”.
Với ưu điểm vượt trội của mít Thái là thời gian trồng ngắn, chỉ 18 tháng cây ra trái với số lượng nhiều. Do vậy, giai đoạn kiến thiết cơ bản đối với cây mít rất quan trọng. Cây phải được tỉa cành, tạo tán đúng quy cách có ánh sáng quang hợp mới phát triển tốt. Nên cắt bỏ cành sát mặt đất, những cành nhỏ, sâu bệnh, mọc không đúng hướng để kiến thiết các tầng cành so le nhau, tạo thế đứng vững chắc cho cây, hạn chế bị gió làm bật gốc. Các cành cái (cành cho trái) nên để cách mặt đất ít nhất 40cm trở lên, các tầng cành cũng nên để cách nhau khoảng từ 40-50cm. Thời kỳ kiến thiết cơ bản nên cắt cành sát thân cây, để tại chỗ cắt, cây sẽ không mọc thêm nhánh nữa. Tuy nhiên, việc cắt tỉa cũng phải theo quy trình, không cắt nhiều cành cùng lúc để đảm bảo sức cho cây phát triển.
Sầu riêng - cây trồng khó tính
Cùng thôn Bình Tiến 1, xã Phước Minh, năm 2017, gia đình anh Nguyễn Văn Sính trồng xen 230 cây sầu riêng Ri6 và Monthong trong 1,5 ha điều. Vì điều già cỗi và năng suất thấp nên năm 2018, anh Sính cắt bỏ cây điều để tập trung chăm sóc sầu riêng. Trước khi trồng sầu riêng, anh Sính cũng tìm hiểu thông tin khoa học, kỹ thuật trên internet. Tuy nhiên, vì sầu riêng là cây trồng khó tính nên quá trình chăm sóc, phát triển anh gặp rất nhiều khó khăn, việc phòng trừ sâu bệnh có phần lúng túng. Anh Sính nhớ lại: “Ngày mới trồng, lá cây chuyển màu vàng và cây kém lớn. Tôi nghĩ nguyên nhân có thể do cây thiếu nước nên đắp khoanh gốc lại thành bồn sau đó tưới đẫm. Thời gian tưới đẫm khoảng 1 tuần nhưng cây không có tiến triển tốt, lúc này tôi mới hỏi kỹ sư nông nghiệp thì được biết là sầu riêng thường bị các loại côn trùng tấn công như nhện đỏ, rệp sáp làm quăn, khô lá, xì mủ, chết cành, từ đó tôi càng sâu sát vườn cây hơn”.
Kỹ sư Phan Văn Hà (bên phải) trao đổi kiến thức, kinh nghiệm phát triển cây mít giai đoạn kiến thiết cơ bản với ông Trần Văn Cường, xã Phước Minh, huyện Bù Gia Mập
Hiện diện tích trồng sầu riêng trên địa bàn xã Phước Minh có chiều hướng tăng. Tuy nhiên, đa số người trồng chưa nắm chắc kiến thức tỉa cành, tạo tán, kiến thiết cơ bản cho cây sầu riêng. Vì vậy, có những cành thiếu ánh sáng chậm phát triển hoặc chết, tạo ra khoảng trống trên cây, trong khi đó, những cành có nhiều ánh nắng mặt trời vươn cao, xanh tốt làm cây phát triển có thế không cân đối. Có những cây phát triển 2 thân, vì người trồng không biết xử lý thế nào. Các kỹ sư nông nghiệp khuyến cáo nông dân chỉ nên để 1 thân chính có thế thẳng, khỏe hơn, nhánh còn lại phải cắt bỏ.
Quá trình phát triển, mỗi năm cây sầu riêng thường ra khoảng từ 3-4 cơi đọt. Muốn cây phát triển tốt, nông dân cần bảo vệ được các cơi đọt này. Do vậy, khi cây bắt đầu ra cơi đọt phải xịt ngay thuốc phòng trừ sâu, bệnh. Khi phun có thể kết hợp với phân bón lá để kích thích cây đâm chồi non, tạo cơi đọt mới. Phun đậm đều trên 2 mặt lá. Thời điểm phun tốt nhất là sáng sớm hoặc chiều tối, kể cả ban đêm và sau 5-7 ngày, tiếp tục phun lại lần nữa. Kỹ sư Phan Văn Hà, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bù Gia Mập |