【kèo bồ đào nha hôm nay】Thúc đẩy ứng dụng công nghệ gắn với truy xuất nguồn gốc trong sản xuất nông nghiệp

(HG) - Sáng ngày 27-10,đẩyứngdụngcngnghệgắnvớitruyxuấtnguồngốctrongsảnxuấtnngnghiệkèo bồ đào nha hôm nay tại thành phố Vị Thanh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia - Bộ NN&PTNT phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp gắn với truy xuất nguồn gốc”. Tham dự diễn đàn có ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, cùng hơn 250 đại biểu là chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ khuyến nông và người dân thuộc 5 tỉnh vùng ĐBSCL, gồm: Hậu Giang, Long An, Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang. 

Ông Lê Quốc Thanh (đứng), Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia giải đáp một số thắt mắc của nông dân tại diễn đàn.

Với tầm quan trọng của khoa học công nghệ và nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ngày càng cao và đòi hỏi khắt khe về sản phẩm an toàn, phải truy nguyên được nguồn gốc nên những năm gần đây, ngành nông nghiệp các tỉnh vùng ĐBSCL nói chung và Hậu Giang nói riêng luôn quan tâm xây dựng những mô hình hướng tới những sản phẩm nông nghiệp phải đạt những tiêu chuẩn an toàn như VietGAP, GlobalGAP và phải có mã số vùng trồng. Cụ thể, tại Hậu Giang, hiện ngành khuyến nông của địa phương đã và đang thực hiện nhiều mô hình ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp gắn truy xuất nguồn gốc trên lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Điển hình là mô hình trồng chanh không hạt, mít, mãng cầu đạt chuẩn GlobalGAP gắn với liên kết chuỗi nâng cao giá trị sản phẩm; mô hình ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP; sử dụng thiết bị bay không người lái (drone) phun thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp; chăn nuôi dê tận dụng nguồn phụ phẩm từ mít; chuỗi sản xuất nông nghiệp tuần hoàn; nuôi lươn không bùn trên bể... Đặc biệt, ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL đang đẩy mạnh việc thực hiện cấp mã số vùng trồng cho sản phẩm nông nghiệp nhằm phục vụ xuất khẩu. Trong đó, riêng tỉnh Hậu Giang hiện có 99 vùng trồng đã được cấp mã số trên cây ăn trái, cây dược liệu và lúa.

Mô hình nông nghiệp kinh tế tuần hoàn của công ty TNHH Ngũ Thường, tại ấp Tân Long, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, đang mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp.

Tại diễn đàn, nhiều nông dân đặt vấn đề quan tâm của mình đến với nhà khoa học, chuyên gia và ngành chức năng để có sự giải đáp, hướng dẫn cụ thể về việc hỗ trợ bà con sản xuất đạt chuẩn GAP; giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm; điều kiện để được cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi; Nhà nước đã, đang và định hướng về những chính sách hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, cấp mã số vùng trồng như thế nào để giúp nông dân đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả…

Chia sẻ tại diễn đàn, ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết: Qua diễn đàn hôm nay sẽ giúp chúng ta đánh giá về hiện trạng ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, vấn đề liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản gắn với truy xuất nguồn gốc hiện nay ở vùng ĐBSCL trong thời gian qua; đồng thời phổ biến rộng rãi đến nông dân, các tổ chức, cá nhân, công ty và doanh nghiệp về các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu; cũng như thông tin với bà con về liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản gắn với quy trình sản xuất tốt, xây dựng thương hiệu, đăng ký mã số vùng trồng gắn với truy xuất nguồn gốc... Đặc biệt là đề ra các giải pháp thiết thực giúp liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản gắn với truy xuất nguồn gốc tại vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng trong thời gian tới được tốt hơn…

Tin, ảnh: HỮU PHƯỚC