【kết quả u20 brazil hôm nay】Lưu ý gì về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh mới?
Các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ ngày càng nhanh chóng hơn,ưuýgìvềbảohộquyềnsởhữutrítuệtrongbốicảnhmớkết quả u20 brazil hôm nay tinh vi hơn | |
Hải quan tiếp nhận và xử lý nhiều đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng sở hữu trí tuệ | |
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ được chỉnh lý như thế nào? |
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Giám đốc, Văn phòng Sở hữu trí tuệ, Công ty Luật Vision & Associates. |
Trong những điểm mới của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bà có thể cho biết đâu là điểm mới liên quan đến cơ quan Hải quan?
Có thể thấy, lần sửa luật lần này của Luật Sở hữu trí tuệ mang tính toàn diện và sâu rộng nhất từ trước tới nay. Ngoài nhiều vấn đề mới cho việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp, về cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ, Luật Sở hữu trí tuệ có thay đổi tích cực là cho phép sự tham gia của cơ quan nhà nước mà ở đây là cơ quan Hải quan khi phát hiện ra các hành vi xâm phạm trong quá trình thực thi công vụ.
Với cơ quan Hải quan, đây không phải vấn đề quá lớn bởi cơ quan Hải quan vẫn xử lý hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ phải theo yêu cầu của chủ quyền, nhưng trước đây là theo yêu cầu của chủ thể quyền và trong phạm vi xử lý. Còn theo luật mới thì cơ quan Hải quan có thể chủ động tiến hành xử lý các hành vi xâm phạm ngay khi phát hiện hành vi vi phạm về giả mạo hàng hóa, sở hữu trí tuệ. Việc xử lý này được tiến hành ngay mà không cần yêu cầu từ phía chủ thể quyền.
Việc thực hiện quy định như trên có ảnh hưởng nào tới hoạt động thông quan hàng hóa của cơ quan Hải quan, thưa bà?
Việc này không gây tác động nào tới hoạt động thông quan xuất nhập khẩu, do mọi thủ tục vẫn được tiến hành như các thông lệ hiện hành, cơ quan Hải quan cũng đã có yêu cầu về đảm bảo lưu thông hàng hóa một cách nhanh chóng. Do đó, những quy định mới phát sinh không có nghĩa là sẽ cản trở việc lưu thông hàng hóa, mà chỉ tăng quyền chủ động cho công chức hải quan khi phát hiện những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Với những công việc như vậy, cơ quan Hải quan cần nắm được phạm vi thẩm quyền bị thay đổi sau khi Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực. Ngành Hải quan cần có những buổi đào tạo, hướng dẫn về lĩnh vực này cho công chức hải quan và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, với những vấn đề có thể phát sinh trong thực tiễn hoạt động, các cơ quan liên quan cần ghi nhận các ý kiến, đóng góp để có thể giải quyết sớm, rút kinh nghiệm cho các khâu, được như vậy thì cơ chế, pháp luật mới thực sự phát huy tác động.
Xin bà cho biết, các doanh nghiệp cần quan tâm về vấn đề gì trước khi Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi có hiệu lực?
Đối với doanh nghiệp, từ thực tiễn cho thấy các quy định về bảo hộ nhãn hiệu là vấn đề doanh nghiệp cần phải quan tâm trước hết. Liên quan đến nhãn hiệu thì hiện Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã bắt đầu mở rộng ra bảo hộ với cả âm thanh kể từ đầu năm nay. Do vậy, các doanh nghiệp nên nghĩ tới việc bảo hộ nhãn hiệu âm thanh, bên cạnh nhãn hiệu chữ, hình… như trước đây.
Các tiêu chí đánh giá các nhãn hiệu nổi tiếng, cũng như các căn cứ để từ chối, hủy bỏ hay chấm dứt hiệu lực của nhãn hiệu là những điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải quan tâm để bảo hộ nhãn hiệu của mình. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian cũng đã bước đầu bị ràng buộc trách nhiệm liên quan đến quyền tác giả hoặc liên quan đến hành vi xâm phạm trên các nền tảng do họ cung cấp.
Một vấn đề khác cần quan tâm là việc doanh nghiệp phải nắm rõ được một số thay đổi liên quan đến thực thi trên môi trường số. Đặc biệt là việc đăng ký tên miền không còn được coi là cạnh tranh không lành mạnh nữa, nên các doanh nghiệp bên cạnh đăng ký bảo hộ thương hiệu, cần lập tức nghĩ ngày đến đăng ký tên miền, nhất là những tên miền cấp quốc gia .vn hay .com.vn. Bởi khi xảy ra hành vi chiếm đoạt tên miền, việc xử lý hành vi xâm phạm khá khó khăn.
Các cơ quan chức năng và doanh nghiệp cần hành động như thế nào để Luật phát huy hiệu quả?
Vấn đề này cần sự vào cuộc từ cả hai phía. Thứ nhất, cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyên, phổ biến, giáo dục, đào tạo những vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ, bởi đây là lĩnh vực mang nhiều tính chuyên ngành. Thứ hai, các doanh nghiệp không thể thụ động mà phải chủ động tìm hiểu về pháp luật sở hữu trí tuệ, tìm hiểu thông tin cũng như tìm kiếm sự tư vấn, hỗ trợ từ luật sư, để vận dụng tốt nhất các quy định pháp luật. Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp không thể ngồi chờ đợi sự cung cấp dịch vụ hoặc giải thích cụ thể từ cơ quan nhà nước.
Xin cảm ơn bà!