Trích theo báo cáo của Bộ Kế hoạch- Đầu tư,bệnhkết quả tỷ số bóng đá ý hôm nay Ông Trần Hữu Hiệp,Vụ trưởng Vụ kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ đưa ra một bức tranh khá ảm đạm về tình hình của các DN hiện nay.
Theo đó, từ đầu năm đến nay đã có khoảng 51 ngàn DN đã giải thể, tạm ngừng hoạt động. Như vậy, cùng với 49.000 DN đã rời khỏi thị trường trong năm 2011 thì trong 2 năm qua cả nước đã có hơn 100.000 DN ngưng hoạt động, tương đương với 50% số DN phá sản, giải thế nhưng hoạt động tính từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời vào năm 2000.
Bên cạnh đó kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định vững chắc, trong đó có nhiều khó khăn thách thức đối với DN. Tăng trưởng kinh tế, đầu tư toàn xã hội, tăng trưởng tín dụng đều ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua.
Theo ông Hiệp, khó khăn cả đầu vào lẫn đầu ra khiến cho các DN vơi cạn nguồn lực, sản xuất bị thu hẹp, nhiều DN phải ngừng hoạt động, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị tăng cao. Bàn về các giải pháp cứu DN ông Hiệp cho rằng, trong năm 2012, các bộ, ngành và các địa phương cần hướng trọng tâm công tác là tháo gỡ khó khăn cho DN.
Theo đó cần có biện pháp xử lí nợ xấu theo chuyên ngành cùng với chính sách tín dụng mạnh mẽ hạ lãi suất cho vay để khơi thông nguồn cung, tạo cầu bằng chương trình mục tiêu quốc gia từ đầu năm như các dự án đầu tư, hỗ trợ đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhà ở xã hội, ký túc xá nhân viên… Đặc biệt, cần hoàn thiện khung pháp lí gia nhập hoạt động, rút lui khỏi thị trường, minh bạch hoá thông tin DN bằng cách hoàn thiện nối mạng hệ thống đăng kí kinh doanh toàn quốc…
Cùng quan điểm như trên, GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng, muốn cứu DN cần phải nắm vững, chính xác, đánh giá đúng thực trạng DN.
Trong thời gian qua do cách quản lí không chặt chẽ, do cách thống kê không đồng nhất nên nhiều giải pháp cứu DN đưa ra còn nửa vời thiếu tính khả thi. Do vậy một trong những giải pháp cứu DN là phải nắm vững, chính xác, đánh giá đúng thực trạng DN.
Từ góc độ DN, đại diện, công ty CP Xây dựng Hoà Bình (HBC) cho biết, trong những năm qua lợi nhuận sau thuế của HBC bị ảnh hưởng rõ rệt bởi lạm phát và chi phí tài chính trong đó chủ yếu là lãi suất vay cao. Do vậy, HBC không thể tiếp tục chính sách tăng doanh thu, mở rộng thị phần để củng cố năng lực cạnh trạnh trước sức ép của các nhà thầu ngoại.
Bên cạnh đó HBC đang phải đối mặt với thách thức rất lớn đó là tình hình mất khả năng thanh toán của các chủ đầu tư nếu tình trạng này còn kéo dài. Theo kiến nghị của HBC, Nhà nước cần cấp hạn mức tín dụng đặc biệt để nhà thầu trong nước có thể vay hay được cấp bảo lãnh tham gia các dự án lớn, đồng thời sử dụng vốn ngân sách ưu tiên cho các công trình phúc lợi.
Ngoài ra, có chính sách khuyến khích các DN duy trì phát triển ổn định và thuê mướn nhiều lao động bằng công cụ tài chính như miễn tiền thuê đất, lập quỹ tiết kiệm đầu tư nhà ở cho công nhân viên…
Nguyễn Huế