【thứ hạng của málaga cf】Một vụ án có nhiều câu hỏi…
Bà Hồ Thúy Oanh,ộtvụncnhiềucuhỏthứ hạng của málaga cf ở khu vực Bình Tân, phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ, là nạn nhân trong một vụ mâu thuẫn nợ hụi khiến bà bị đánh, thương tật đến 11%. Tuy nhiên, 7 năm sau khi sự việc xảy ra, bà Oanh vẫn chưa đồng thuận với kết luận vụ việc, bởi quá trình giải quyết của các cơ quan chức năng còn nhiều mâu thuẫn (?).
Bà Hồ Thúy Oanh với số đơn thư khiếu nại đã gửi đến nhiều cơ quan chức năng trả lời trong 7 năm qua.
Khiếu nại kéo dài
Theo lời kể của bà Oanh, sự việc bắt đầu vào ngày 7-10-2012, khi bà đang bán nước giải khát ở chợ Vĩnh Tường, huyện Long Mỹ (cũ) thì bà Đặng Thị Kim Khoa (là hụi viên của bà Oanh, ngụ cùng địa phương) đến quán bà Oanh trao đổi việc chơi hụi. Một lúc sau, hai bên xảy ra cự cãi dẫn đến đánh nhau, lúc này, bà Khoa cầm ghế nhựa đánh trúng bà Oanh gây thương tích.
Sau khi xảy ra sự việc, ngày 14-12-2012, bà Oanh gửi đơn đến Công an huyện Long Mỹ (cũ) yêu cầu xử lý bà Thoa. Qua điều tra, Công an huyện Long Mỹ cho rằng, do bà Oanh có đơn xin rút giám định tỷ lệ thương tật nên Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an huyện Long Mỹ ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự về hành vi của bà Khoa. Đồng thời, qua kiểm sát hồ sơ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (KSND) huyện Long Mỹ cũ ra thông báo thống nhất quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan CSĐT Công an huyện Long Mỹ. Do đó, Công an huyện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính bà Khoa với số tiền 2 triệu đồng.
Tuy nhiên, khi Công an huyện trao quyết định không khởi tố vụ án cho bà Oanh, thì lúc này bà không đồng ý và cũng không nhận quyết định. Bởi bà Oanh cho rằng, thời điểm bà có đơn từ chối giám định thương tật là do chưa am hiểu quy định pháp luật. Sau đó, Công an huyện chuyển toàn bộ hồ sơ sang tòa.
Khi hồ sơ chuyển đến tòa, bà Oanh tiếp tục yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Long Mỹ chuyển hồ sơ cho cơ quan công an để giám định tỷ lệ thương tích ở bàn tay. Lúc này, tòa lại chuyển hồ sơ về Công an huyện Long Mỹ và cơ quan công an tiến hành giám định tỷ lệ thương tích của bà. Qua giám định, kết quả cho thấy tỷ lệ tổn hại sức khỏe là 11%, do đó, bà Oanh tiếp tục làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự vụ việc.
Sau khi chia tách huyện Long Mỹ, vụ việc thuộc thẩm quyền Công an thị xã Long Mỹ. Ngày 4-2-2016, Công an thị xã Long Mỹ đã chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân (TAND) thị xã để giải quyết dân sự. Ngày 6-4-2016, bà Oanh tiếp tục có đơn nêu ý kiến không đồng ý khởi kiện vụ án dân sự, đồng thời đến ngày 11-4-2016, TAND thị xã Long Mỹ lại chuyển hồ sơ vụ việc của bà Oanh về Công an thị xã Long Mỹ.
Khởi tố hay không khởi tố ?
Sau quá trình giải quyết kéo dài, bà Oanh có đơn tố cáo gửi đến Viện KSND tỉnh đề nghị làm rõ nhiều nội dung trong quá trình giải quyết tin báo, tố giác tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng thị xã Long Mỹ.
Qua quá trình xác minh, Quyết định giải quyết tố cáo số 40/2018 của Viện KSND tỉnh do ông Nguyễn Thành Trung, Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh ký, kết luận các nội dung tố cáo, trong đó có nội dung: Đề nghị Viện trưởng Viện KSND tỉnh ra quyết định hủy quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra Công an huyện Long Mỹ và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Giao cơ quan điều tra Công an thị xã Long Mỹ giải quyết theo quy định pháp luật.
Kết luận này cho rằng, trong quá trình xác minh tin báo, tố giác về tội phạm Cơ quan CSĐT Công an huyện Long Mỹ, cụ thể là điều tra viên chưa làm hết trách nhiệm mà đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự, với lý do bà Oanh có đơn từ chối giám định. Bởi trong quá trình giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, phía bà Oanh chưa lần nào thể hiện quan điểm của mình là “rút yêu cầu khởi tố” hoặc có đơn rút yêu cầu khởi tố.
Song song đó, trong biên bản làm việc, điều tra viên cũng không giải thích cho bà Oanh rõ để bà Oanh làm đơn rút yêu cầu khởi tố. Do đó, việc Công an huyện Long Mỹ ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự là không có căn cứ (chưa thỏa mãn yêu cầu của Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự).
Cũng theo quyết định này, ngày 24-1-2014, khi Công an huyện Long Mỹ (cũ) chuyển hồ sơ sang TAND huyện Long Mỹ để giải quyết dân sự, bà Oanh vẫn giữ quan điểm không đồng ý xử dân sự, đồng thời tiếp tục yêu cầu TAND huyện Long Mỹ chuyển hồ sơ về Công an huyện để giám định tỷ lệ thương tật. Đến ngày 6-4-2015, TAND thị xã Long Mỹ chuyển hồ sơ cho Công an thị xã Long Mỹ để giám định thương tích của bà Oanh.
Đến giai đoạn này, lẽ ra khi nhận được hồ sơ của tòa chuyển đến, Công an thị xã phải có công văn nói rõ việc đã giải quyết xong tin báo, tố giác tội phạm, đồng thời chuyển hồ sơ lại cho tòa nếu bà Oanh có yêu cầu khởi kiện trách nhiệm dân sự. Nhưng sau khi nhận được hồ sơ, Công an thị xã Long Mỹ lại ban hành quyết định trưng cầu giám định. Trong bản kết luận giám định pháp y về thương tích, tỷ lệ thương tích của bà Oanh là 11%.
“Do đó, Công an thị xã Long Mỹ đã đi ngược lại quy trình giải quyết tin báo, tố giác tội phạm”, Quyết định giải quyết tố cáo số 40/2018 nêu.
Tuy nhiên, sau khi Quyết định giải quyết tố cáo số 40/2018 được ban hành, đến tháng 5-2019, Viện trưởng Viện KSND tỉnh tiếp tục có quyết định về việc trả lời tố cáo (một phần) của bà Oanh. Theo đó, yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đối với vụ việc của bà Oanh là không có căn cứ pháp lý do đã hết thời hiệu theo quy định. Cũng bằng văn bản trên, Viện KSND tỉnh đã điều chỉnh một số nội dung trong quyết định giải quyết tố cáo số 40/2018.
Mong sớm kết thúc vụ việc
Qua trao đổi với phóng viên, bà Oanh cho biết quá trình khiếu nại kéo dài liên tục, nhiều cấp, nhiều nơi đã khiến bà và gia đình rất mệt mỏi.
“Bản thân tôi từ lúc xảy ra vụ việc đã nhiều lần tìm đến cấp huyện, tỉnh yêu cầu được khởi tố vụ án. Tuy nhiên, vào tháng 12-2012, có điều tra viên đề nghị tôi đồng ý bãi nại thì sẽ được giải quyết sớm, lúc này vì không am hiểu tôi đã chấp nhận. Sau đó, các cơ quan tiến hành tố tụng huyện ra quyết định không khởi tố vụ án nên tôi mới khiếu nại nhiều nơi”, bà Oanh cho biết.
Cũng theo bà Oanh, hiện bà Khoa còn phải thi hành án cho bà Oanh số tiền 29 triệu đồng theo bản án dân sự phúc thẩm ngày 6-8-2016 của TAND tỉnh, tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay bà Khoa chưa thực hiện nghĩa vụ trả nợ và cơ quan thi hành án cũng không áp dụng các biện pháp thi hành án khiến gia đình rất bức xúc.
“Bản thân tôi vừa là nạn nhân bị đánh thương tích, vừa là người được thi hành án nhưng gần 7 năm qua quyền lợi của tôi không được đảm bảo. Di chứng thương tích bàn tay tôi do bà Khoa đánh đến nay đã ảnh hưởng phần nào đến việc lao động hàng ngày. Do đó, tôi rất cần một lời giải quyết thỏa đáng từ các cơ quan chức năng để đảm bảo quyền lợi của mình!”, bà Oanh bày tỏ.
Bài, ảnh: B.B