Bãi bỏ nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực Tài chính | |
Chồng lấn,ầnxửlýnghiêmtrườnghợplợidụngphápluậtđểchiachácquyềnlợđội hình valencia cf gặp sevilla xung đột trong pháp luật vẫn gây khó khăn trong cấp phép xây dựng | |
Cần ngăn nguy cơ nảy sinh tham nhũng ngay từ khi xây dựng pháp luật |
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau). |
Ông đánh giá như thế nào về những kết quả đạt được của Chính phủ trong nhiệm kỳ vừa qua?
Tôi đánh giá cao kết quả đạt được của Chính phủ nhiệm kỳ qua. Trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ, đặc biệt là đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng dưới sự điều hành sát sao, quyết liệt của Chính phủ, sự đồng lòng và quyết tâm của người dân, cộng đồng DN và cả hệ thống chính trị đã đưa đất nước ta đạt được những thành tựu quan trọng. Đó là, vừa tập trung phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt, vừa duy trì, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, kinh tế tăng trưởng từng bước vững chắc và ngày càng được cải thiện. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội phát triển con người, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu đạt nhiều kết quả khả quan. Chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng an ninh được giữ vững và tăng cường; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đạt nhiều thành tựu nổi bật…
Trong đó, tôi đặc biệt ấn tượng đến vai trò của Thủ tướng Chính phủ. Với vị trí người đứng đầu, nhiệm kỳ qua Thủ tướng đã cho thấy sự đổi mới, năng động, sâu sát, mạnh mẽ, quyết liệt của một Chính phủ kiến tạo và hành động.
Bên cạnh kết quả đạt được, một số ý kiến cho rằng trong nhiệm kỳ vừa qua, ở một số lĩnh vực, Chính phủ chưa đủ quyết liệt trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, đặc biệt là trong xây dựng và thực thi pháp luật. Quan điểm của ông như thế nào?
Trong nhiệm kỳ qua mặc dù rất tài tình, Chính phủ đã lèo lái con tàu Việt Nam vượt qua phong ba bão táp, song theo cảm nhận của tôi thì Chính phủ còn quá “hiền lành” trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Về xây dựng và thực thi pháp luật, tình trạng điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, xin bổ sung, xin lùi trước dự án luật vẫn còn xảy ra. Một số dự án luật mặc dù có kế hoạch từ đầu nhưng do chưa chuẩn bị kịp nên đến cuối khóa vẫn chưa trình được Quốc hội thông qua, ví dụ như Luật về Hội, Luật Đất đai. Trong khi đó, Chính phủ lại đề xuất đưa vào trình một số dự án luật không có trong kế hoạch và chưa thật sự chín muồi.
Tình trạng nợ đọng các văn bản hướng dẫn, mặc dù so với trước có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn còn xảy ra, đặc biệt có trường hợp chậm trễ, dẫn đến hệ lụy làm thất thu cho ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng. Ví dụ như, chậm ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật Tài nguyên nước. Tình trạng ban hành văn bản không sát, không kín nên có trường hợp lợi dụng kẽ hở để tham nhũng, để vun vén cho bản thân, thậm chí là để đề bạt, bổ nhiệm con cháu, người trong dòng họ vào các vị trí lãnh đạo của các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, còn có tình trạng không rõ ràng, minh bạch trong các văn bản hướng dẫn thi hành luật, nên việc chạy dự án, chạy nguồn vốn vẫn còn xảy ra.
Một vài Bộ trưởng, trưởng ngành hay địa phương còn để xảy ra sai phạm, có dư luận không tốt trong một thời gian dài. Mặc dù các hạn chế, yếu kém nêu trên đã được báo chí phát hiện, nhân dân và cử tri bức xúc nhưng trong suốt nhiệm kỳ chưa thấy có ngành, địa phương nào có hình thức xử lý cụ thể, mà hầu hết là rút kinh nghiệm cho qua.
Việc xử lý “hiền lành” nêu trên, theo tôi cũng đồng nghĩa với sự không nghiêm minh và từ đó dễ tạo ra tiền lệ không tốt, làm cho xã hội mất công bằng, thui chột sự phấn đấu và hệ lụy của nó là sự trì trệ.
Ông có đề xuất các giải pháp như thế nào để tránh lặp lại các yếu kém, tồn tại trong xây dựng và thực thi pháp luật ở nhiệm kỳ tới của Chính phủ?
Để thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, khắc phục được tình trạng nêu trên, tôi đề xuất trước tiên là rà soát và có kế hoạch trình các dự án luật ngay từ đầu nhiệm kỳ. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến các dự án luật còn nợ, các dự án luật đang có vấn đề trong thực tiễn, như Luật Đất đai; trên cơ sở đó phân công soạn thảo, chủ động xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành luật theo hướng khoa học, chặt chẽ, bao quát kín kẽ, rõ ràng và minh bạch.
Thứ hai là xử lý nghiêm các trường hợp nợ, trễ trong xây dựng văn bản hướng dẫn; các trường hợp lợi dụng pháp luật để chia chác quyền lợi, lợi ích ngành, lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân.
Thứ ba là mạnh dạn thay đổi, xử lý trưởng ngành, địa phương không tuân thủ hoặc lợi dụng khe hở của pháp luật để trục lợi, không còn đủ uy tín để ngành, địa phương mình có nhiều sai phạm; đồng thời, có cơ chế đào tạo, chăm sóc, bồi dưỡng và có chính sách đãi ngộ nhân tài cho đất nước.
Xin cảm ơn ông!