【mu vs chelsea 4-0】Đại biểu quốc tế được chăm sóc sức khỏe ngay khi đặt chân đến Việt Nam
Từ ngày 12 đến 14-5,ĐạibiểuquốctếđượcchămscsứckhỏengaykhiđặtchnđếnViệmu vs chelsea 4-0 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc, tỉnh Hà Nam, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc VESAK 2019 do Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai chủ trì được tổ chức. Trong đó, Bộ Y tế có nhiệm vụ đảm bảo công tác y tế phục vụ Đại lễ Phật đản VESAK Liên hợp quốc.
Nhân dịp này, chúng tôi đã phỏng vấn PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, Tổ trưởng Tổ Công tác y tế phục vụ Đại lễ Phật đản VESAK Liên hợp quốc về nhiệm vụ quan trọng này.
PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế. |
PV:Thưa ông, Đại lễ Phật đản VESAK Liên hợp quốc đã đến rất gần, Ngành y tế đã có những chuẩn bị như thế nào để chăm sóc sức khỏe cho các đại biểu tham dự Đại lễ?
PGS, TS Lương Ngọc Khuê:Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc là một trong các hoạt động văn hóa mang tính quốc tế của Liên hợp quốc nhằm tôn vinh giá trị nhân văn, hòa bình của nhân loại. Đây là lần thứ 3 Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - VESAK được tổ chức tại Việt Nam. Trước đó, được tổ chức tại Ninh Bình và Hà Nội. Để thực hiện sự kiện quan trọng này, ngành y tế đã có Kế hoạch 299/KH-BYT từ ngày 26-3-2019 về công tác y tế phục vụ Đại lễ VESAK Liên hợp quốc năm 2019 tại Việt Nam. Ngành y tế sẽ chăm sóc sức khỏe cho khoảng 1.500 đại biểu đến từ 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; đại biểu trong nước và phật tử khoảng 10.000 đại biểu.
Là cơ quan thường trực của Tổ Công tác y tế phục vụ Đại lễ Phật đản VESAK Liên hợp quốc 2019, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh phối hợp với Cục An toàn thực phẩm, Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý Môi trường Y tế và các đơn vị liên quan cùng thực hiện 4 nhiệm vụ quan trọng là: Đảm bảo vệ sinh môi trường, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra trước và trong thời gian diễn ra Đại lễ VESAK 2019; đảm bảo tốt an toàn vệ sinh thực phẩm, phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức kiểm dịch trước và trong thời gian diễn ra Đại lễ VESAK 2019; bố trí các Tổ y tế, bệnh viện để xử trí các trường hợp cấp cứu và điều trị kịp thời đối với các đại biểu tham dự Đại lễ VESAK 2019 trong trường hợp không may bị ốm, chấn thương, tai nạn; chuẩn bị sẵn sàng các đội cấp cứu lưu động, dự phòng để ứng cứu trong trường hợp xảy ra những tình huống cấp cứu chấn thương, cháy nổ, ngộ độc hàng loạt, thảm họa nếu có.
Đoàn công tác của Bộ Y tế làm việc về công tác y tế tại Hà Nam ngày 8-5. |
PV:Được biết, các đại biểu tham dự Đại lễ VESAK Liên hợp quốc sẽ lưu trú và tham dự các hoạt động của Đại lễ cũng như tham quan, chiêm bái tại một số địa phương là Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình.... Vậy Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương thực hiện như thế nào để đảm bảo công tác y tế thưa ông?
PGS, TS Lương Ngọc Khuê:Theo Kế hoạch, Sở Y tế Hà Nam chịu trách nhiệm xây dựng phương án, kế hoạch, tổ chức triển khai công tác y tế tại địa phương; Chỉ đạo Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố diễn ra Đại lễ Vesak 2019 đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giám sát kiểm tra, phân công các Tổ y tế thường trực tại các khách sạn các địa điểm họp, địa điểm diễn ra các sự kiện của Đại lễ VESAK 2019, các địa điểm tham quan (nếu có) đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đại biểu, khách mời và Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh/thành phố diễn ra Đại lễ VESAK 2019 làm tốt công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh.
Sở Y tế Hà Nội, Ninh Bình chịu trách nhiệm xây dựng phương án, kế hoạch, tổ chức triển khai công tác y tế tại địa phương. Trong đó, Sở Y tế Hà Nội bố trí các Tổ y tế thường trực cấp cứu tại các địa điểm tại thành phố Hà Nội và tại sân bay Quốc tế Nội Bài; bố trí Tổ kiểm thực ba bước tại các khách sạn và kiểm dịch y tế Biên giới tại sân bay Quốc tế Nội Bài. Quan điểm của Ngành Y tế là ngay khi các đại biểu đặt chân đến Việt Nam đều được chào đón và chăm sóc sức khỏe.
PV:Điều được các đại biểu quan tâm hàng đầu là công tác thường trực cấp cứu và xử trí các trường hợp đặc biệt, xin ông nói rõ hơn về vấn đề này?
PGS, TS Lương Ngọc Khuê:Trong thời gian diễn ra Đại lễ Phật đản VESAK Liên hợp quốc, Bộ Y tế đã chỉ đạo Sở Y tế Hà Nam bố trí các Tổ y tế tham gia phục vụ tại các địa điểm diễn ra Đại lễ Vesak 2019, Chùa Tam Chúc, các khách sạn có các đại biểu, khách mời ăn, nghỉ tại địa phương.
Sở Y tế Hà Nội và Ninh Bình bố trí các Tổ y tế thường trực cấp cứu tại các khách sạn có các đại biểu, khách mời ăn, nghỉ tại địa phương. Mỗi tổ y tế gồm: 2 bác sĩ, 2 điều dưỡng, 1 lái xe và 1 xe ô tô cứu thương với đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị y tế thiết yếu. Các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế: Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình, cử các tổ y tế tham gia phục vụ Đại lễ Vesak 2019 tại địa phương. Các bệnh viện đa khoa Trung ương và bệnh viện đa khoa, chuyên khoa đóng trên địa ban TP Hà Nội, Ninh Bình, Hà Nam chuẩn bị 5-10 giường bệnh chất lượng cao sẵn sàng tiếp nhận các khách mời, các đại biểu, phóng viên, nhà báo khi cần vào viện. Mỗi bệnh viện cử một tổ y tế thường trực cấp cứu 24/24 giờ tại bệnh viện.
Đối với các trường hợp cấp cứu thảm hoạ nếu có như tai nạn giao thông, cháy nổ, ngộ độc thực phẩm với số lượng lớn nạn nhân, Bộ Y tế sẽ báo động huy động các đội cấp cứu ngoại viện của các bệnh viện đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình. Nếu có ngộ độc hoá chất, thực phẩm hàng loạt xẩy ra: Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chịu trách nhiệm đầu mối phối hợp Cục Y tế Dự phòng, Viện Kiểm nghiệm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội tham gia phục vụ Đại lễ Vesak 2019, Viện Khoa học hình sự Bộ Công an, Trung tâm Chống độc bệnh viện Bạch Mai khẩn trương xác định nguyên nhân, nguồn gốc và xử trí theo quy định, hạn chế hậu quả xảy ra.
Trường hợp chuyển bệnh nhân đi điều trị ở nước ngoài: báo cáo với Ban Tổ chức Đại lễ Vesak 2019, Bộ Y tế chỉ đạo bệnh viện cấp cứu, làm hồ sơ bệnh án, chuẩn bị dụng cụ, thuốc, đảm bảo vận chuyển bệnh nhân an toàn tới sân bay bàn giao cho đơn vị tiếp nhận.
Bệnh viện Trung ương trực thuộc Bộ Y tế, Bệnh viện Việt Pháp, Bệnh viện Vinmec và một số bệnh viện trực thuộc Sở Y tế: Hà Nội, Ninh Bình, Hà Nam bố trí Tổ y tế thường trực tại các bệnh viện, Tổ cấp cứu lưu động, giường bệnh chất lượng cao tiếp nhận, điều trị bệnh nhân. Các bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa bố trí các bác sĩ giỏi thường trực hỗ trợ khi có yêu cầu và bố trí sẵn sàng 5-10 giường bệnh để phục vụ Đại lễ Vesak 2019 khi cần thiết.
PV:Xin cảm ơn Phó giáo sư!.
Rà soát công tác y tế chuẩn bị phục vụ Đại lễ Phật đản VESAK 2019 Chiều 8-5, Tổ công tác Y tế Phục vụ Đại lễ Phật đản VESAK 2019 do PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh làm Trưởng đoàn đã làm việc tại Sở Y tế Hà Nam để kiểm tra, rà soát công tác y tế chuẩn bị phục vụ Đại lễ Phật đản VESAK 2019. Tham dự buổi làm việc còn có đại diện các Vụ, Cục của Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nam, Ninh Bình, Hà Nội, Đại diện giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Nam; đại biện bệnh viện tuyến Trung ương có BV Bạch Mai, Hữu Nghị, Việt Đức, Bệnh viện E, cùng các đơn vị thực hiện công tác y tế của Sở Y tế tỉnh Hà Nam. Sau khi nghe các Sở Y tế Hà Nam, trình bày các phương án, kế hoạch, tổ chức triển khai công tác y tế tại địa phương và lắng nghe ý kiến đóng góp của các đơn vị tham gia, PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh kiêm Tổ trưởng Tổ công tác Y tế khẳng định, ngành Y tế đã sẵn sàng công tác y tế phục vụ Đại lễ Phật đản VESAK và đảm bảo không để dịch bệnh xảy ra, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường và làm tốt công tác thường trực cấp cứu trong thời gian diễn ra Đại lễ Phật đản VESAK từ ngày 11 đến 15-5-2019. PGS, TS Lương Ngọc Khuê hoan nghênh sự chuẩn bị của Sở Y tế Hà Nam trong việc chủ động xây dựng kế hoạch và bước đầu triển khai tốt công tác y tế phục vụ Đại lễ. PGS, TS Lương Ngọc Khuê cũng chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường phải đảm bảo, nguồn nước sinh hoạt và nước uống đảm bảo chất lượng và rõ nguồn gốc. Ngành Y tế Hà Nam phối hợp với chính quyền địa phương phát động phong trào Hà Nam xanh sạch đẹp, không vứt rác ra đường. Công tác An toàn thực phẩm đảm bảo từ nguồn thực phẩm đến chế biến, bảo quản và lưu giữ mẫu. Công tác thường trực cấp cứu được thực hiện trong hệ thống các cơ sở y tế Hà Nam. Trong đó, các Tổ Y tế thường trực tại Trung tâm Hội nghị và các địa điểm khách sạn được bố trí phải đảm bảo đủ cơ số thuốc, trang thiết bị, phương tiện Cấp cứu. Riêng tại khu Trung tâm văn hóa Phật Giáo Tam Chúc có 5 tổ y tế được bố trí. Mỗi Tổ Y tế gồm 2 BS, 2 Điều dưỡng, 1 lái xe đảm bảo trực 24/24h. Khi có bệnh nhân cấp cứu hoặc đến khám bệnh, các Tổ y tế phải báo ngay cho Thường trực của Tổ Công tác y tế để hỗ trợ, đồng thời báo cáo ngay cho bệnh viện được phân công để tiếp nhận người bệnh. Tại Hà Nam, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai (cơ sở II) và các giáo sư, bác sĩ Hội đồng chuyên môn trực để hỗ trợ chuyên môn. |
Theo THÁI SƠN - LÊ HẢO/qdnd.vn