Một năm mới khởi sắc
“Thị trường bất động sảnsẽ sôi động hơn từ quý II/2024 và bật tăng giao dịch từ cuối năm 2024. Những biến động này sẽ kéo theo sự gia tăng trong nhu cầu vật liệu xây dựng và lao động”,ịtrườngđịaốcXuấthiệnnhữngánhnhìnlạxem kèo bóng đá tối nay TS. Nguyễn Minh Phong, nguyên Trưởng Phòng nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, cho biết.
Đây chỉ là một trong số rất nhiều nhận định lạc quan được chia sẻ tại tại diễn đàn thị trường bất động sản Việt Nam 2024 với chủ đề “Vượt qua thách thức”. Trong khuôn khổ sự kiện, nhiều diễn giả đều đồng tình rằng thời điểm tăm tối, khó khăn nhất của làng địa ốc đã chính thức đi qua.
Ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Thanh Vũ |
“Thị trường bất động sản đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất. Trong đó, thời điểm quý I/2023 chính là vùng đáy. Kể từ giai đoạn trên, các khó khăn đã dần vơi đi, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước”, ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), khẳng định.
Đứng từ góc độ doanh nghiệp, ông Lê Đình Chung, Tổng giám đốc SGO Homes, lại có một cái nhìn tương đối thận trọng về tương lai thị trường. Cụ thể, vị này cho rằng 2024 sẽ chưa thể là một năm bùng nổ của ngành bất động sản. Thay vào đó, đây sẽ là khoảng thời gian để thị trường đi vào quỹ đạo ổn định.
“Nhiều dự ánsẽ được mở bán quy mô lớn với kế hoạch truyền thông rầm rộ trong năm nay. Với sự cải thiện về nguồn cung nói riêng và thị trường nói chung, dự kiến 30 - 40% môi giới viên sẽ quay trở lại với nghề. Tỷ lệ này sẽ ngày càng tăng lên từ giờ cho đến cuối năm”, ông Lê Đình Chung cho biết thêm.
Không dừng lại ở đó, các hoạt động M&A(mua bán và sáp nhập) bất động sản cũng được chuyên gia dự đoán sẽ khởi sắc trong năm 2024 và 2025.
“Các nhà đầu tưnước ngoài vẫn lạc quan và tin tưởng vào sự phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam, nhất là khi nguồn cung vẫn còn hạn chế và những vướng mắc pháp lý đã dần được tháo gỡ”, TS. Nguyễn Minh Phong nhìn nhận.
Xét về tác động của các bộ luật mới như Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản, các chuyên gia của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng đây là một cột mốc quan trọng nhằm sốc lại tinh thần cho doanh nghiệp để chuẩn bị trong thời kỳ sắp tới. Tuy nhiên, hiện đa phần các đơn vị vẫn “nín thở” chờ đợi Luật Đất đai mới được thông qua. Đây là bộ luật quan trọng bậc nhất và đòi hỏi sẽ phải có sự “ăn nhập”, thống nhất với hai bộ luật còn lại.
Phân khúc ở thực tiếp tục “lên ngôi”
Theo đánh giá của VARS, nguồn cung bất động sản nhà ở trong năm nay sẽ có tần suất ra hàng đều đặn và dày hơn so với năm 2023. Dự kiến ngay từ cuối quý I và đầu quý II/2024, thị trường sẽ ghi nhận những dấu hiệu tích cực đầu tiên.
Cụ thể, Bình Dương sẽ trở thành điểm sáng trong khu vực phía Nam với khoảng 10.000 sản phẩm mới. TP.HCM cũng có khoảng 5.000 sản phẩm mới, chưa kể các sản phẩm tồn kho. Không hề kém cạnh, thị trường Hà Nội cũng đón nhận thêm khoảng 15.000 căn hộ, sản phẩm thấp tầng, nếu các vướng mắc pháp lý được giải quyết.
Xét về sức cầu, VARS kỳ vọng cả năm 2024 sẽ có khoảng 25.000 giao dịch với tỷ lệ hấp thụ đạt 30 - 35%. Trong đó, nhu cầu mua ở thực chiếm tỷ trọng cao, khoảng trên 70% tổng giao dịch.
“Mức giá bán trong năm 2024 vẫn duy trì ở mức cao trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Chẳng hạn như ở Hà Nội, ngày càng ít dự án chung cư mới có giá dưới 50 triệu đồng/m2”, VARS dự báo về diễn biến giá của phân khúc bất động sản ở thực.
Ngược lại, sức cầu bên phía nhóm đầu tư, tích lũy và tạo dòng tiền có thể giảm khoảng 50%. Nguyên nhân xuất phát từ việc niềm tin của khách hàng chưa khôi phục hoàn toàn và tình hình kinh tế chung vẫn chưa thực sự khởi sắc. Dẫu vậy, giá bán các sản phẩm thuộc phân khúc đất nền và bất động sản nghỉ dưỡng dự kiến vẫn sẽ cải thiện nhẹ so với năm 2023.