Kế hoạch hành động nền kinh tế tuần hoàn của Liên minh châu Âu (CEAP) là một phần của Thỏa thuận xanh châu Âu,ínhsáchxanhcủaEUtácđộngtrựctiếptớinhiềungànhhàngcủaViệphát lại bóng đá nhằm giải quyết các thách thức cấp bách toàn cầu, như biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, chất thải và ô nhiễm. Với CEAP, Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu sớm chấm dứt mô hình kinh doanh công nghệ và thời trang với các sản phẩm có “vòng đời ngắn” và nền kinh tế "tạo rác".
Mặc dù có những lợi thế lớn nhưng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU đang đứng trước những thách thức mới đến từ các chính sách xanh của EU đưa ra những quy định khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu và tiêu dùng theo hướng phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn. Bên cạnh đó, dự báo xu hướng này của EU cũng sẽ được các nước phát triển, các thị trường lớn của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu chú trọng, tăng cường siết chặt, tiến tới thiết lập các tiêu chuẩn xanh mới đối với hàng hóa trong thương mại quốc tế. Một trong số những chính sách đó là Kế hoạch hành động nền kinh tế tuần hoàn của EU (CEAP – là một phần của Thỏa thuận xanh Châu Âu). Kế hoạch này dự báo sẽ tác động mạnh tới thương mại toàn cầu, nhất là giao thương từ các nước đối với EU. Đồng thời đặt ra những yêu cầu mới cho các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào EU và các chuỗi cung ứng.
Đại diện Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, CEAP sẽ có tác động đến 7 nhóm lĩnh vực chính, bao gồm: thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, nhóm về pin và nhóm về bao bì, nhóm về nhựa, dệt may, da giày... Quy định trọng tâm của CEAP liên quan đến thiết kế sinh thái, sản phẩm bền vững.
Quy định trọng tâm đó liên quan đến ISPR - một quy định liên quan đến thiết kế sinh thái, sản phẩm bền vững, đã có hiệu lực từ tháng 7/2024. Những quy định này có thể ảnh hưởng đến một số lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, trong đó có dệt may và giày dép, các sản phẩm nhựa và bao bì. Trong ISPR có một số quy định liên quan đến việc ngăn chặn, hạn chế tiêu hủy các sản phẩm dệt may, hoặc có những quy định sau này các sản phẩm sẽ phải hộ chiếu kỹ thuật số DPP (DPP là hồ sơ kỹ thuật số cung cấp thông tin toàn diện về sản phẩm và toàn bộ chuỗi giá trị của sản phẩm. DPP sẽ bao gồm các chi tiết thiết yếu như mã định danh sản phẩm duy nhất, tài liệu tuân thủ và thông tin về các chất đáng quan tâm).