您现在的位置是:88Point > Thể thao

【ket quả laliga】Nhiều Sở của Bình Định thực hiện 'văn phòng không giấy tờ'

88Point2025-01-12 17:41:11【Thể thao】4人已围观

简介Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định, ông Trần Văn Phúc dù đi đâu cũng mang theo bên mình chiếc iP ket quả laliga

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định,ềuSởcủaBìnhĐịnhthựchiệnvănphòngkhônggiấytờket quả laliga ông Trần Văn Phúc dù đi đâu cũng mang theo bên mình chiếc iPad. Thiết bị công nghệ quen thuộc này giúp ông thao tác, xử lý văn bản trên môi trường số mọi lúc, mọi nơi. Nhờ vậy, quá trình phê duyệt văn bản của vị giám đốc sở có tính chủ động cao.

Việc thao tác trên hệ thống văn bản nội bộ như vậy giúp đơn vị giảm chi phí quản trị. Đồng thời, quá trình giải quyết công việc diễn ra nhanh. Tại Sở NN&PTNT, lãnh đạo cơ quan, phòng ban, chuyên viên đều được cấp các tài khoản xử lý văn bản 100% trên môi trường điện tử. Hầu như văn bản giấy không còn được sử dụng. 

Ông Phúc ước tính, mỗi ngày, Sở NN&PTNT có từ 150-200 văn bản đến và đi. Nếu cứ áp dụng phương thức cũ, bút phê ký chuyển văn bản giấy là không ổn. Chưa kể, các phó giám đốc phụ trách lĩnh vực không phải lúc nào cũng túc trực ở cơ quan. Nếu chờ họ về, thời gian “chết” đợi xử lý văn bản là quá lâu. 

“Trái với bất cập trên, chuyển đổi số đang giúp văn bản tới tay người chịu trách nhiệm giải quyết trong tích tắc. Các văn bản đó được chuyển tiếp trên hệ thống tới chính xác từng phòng, ban để bộ phận có trách nhiệm xử lý theo đúng thời hạn yêu cầu. Hiện, cán bộ công chức tại Sở làm việc không chỉ giới hạn trong giờ hành chính. Chúng tôi có thể xử lý công việc tại bất kỳ đâu thông qua môi trường điện tử”, ông Phúc cho hay.

dsc00553 780.jpeg
 Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Bình Định (Ảnh: Xuân Quý)

Tương tự, tại Sở Tài chính Bình Định, 100% hồ sơ công việc tại đơn vị được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước). Sở cũng đang thí điểm thực hiện kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số đối với các chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế- xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh. 

Ông Nguyễn Văn Châu, Phó Giám đốc Sở Tài chính cho biết, hiệu quả dễ nhận biết nhất từ “văn phòng không giấy tờ” là rút ngắn thời gian xử lý công việc, giảm chi phí đi lại, công in ấn văn bản, tài liệu. Từ đó, cơ quan này tạo thuận lợi tối đa cho tổ chức, cá nhân trong giao dịch với Sở chức năng, hướng tới hiện đại hóa hành chính công, góp phần cải cách thủ tục hành chính.

Đại diện Sở Du lịch tỉnh Bình Định thông tin, cơ quan này đã ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong nhiều hoạt động du lịch. Đối với quản trị nội bộ, Sở thực hiện phòng họp không giấy thông qua các hình thức như gửi tài liệu họp qua email, ứng dụng trên google drive, mã QR code..., vận hành phần mềm quản lý văn bản, hồ sơ công việc của đơn vị.

Tại Cục Thuế tỉnh Bình Định, từ 3 năm nay, gần 600 công chức ngành thuế của tỉnh đã không còn sử dụng giấy tờ hành chính. Tất cả văn bản nội bộ hàng ngày trong cơ quan được đưa lên hệ thống trực tuyến, giúp thủ trưởng các bộ phận đẩy nhanh tốc độ phê duyệt tờ trình, ra quyết định kịp thời, tăng chất lượng quản trị công. 

Theo Trưởng phòng Công nghệ thông tin (Cục Thuế tỉnh Bình Định), ông Trần Hữu Danh, Cục không sử dụng không giấy tờ với tất cả các Sở, ngành trong tỉnh hay cấp thành phố/quận/huyện. Nội bộ Tổng cục Thuế cũng có hệ thống tax office, không giấy tờ. Văn bản cấp dưới trình lên cấp trên, ký duyệt hay luân chuẩn hồ sơ đều được đưa lên môi trường điện tử. Chuyển đổi số đang tiết kiệm chi phí giấy tờ, thời gian di chuyển, giúp số hoá công tác quản lý, thống nhất dữ liệu, mang lại những lợi ích thấy rõ cho ngành thuế địa phương.

Thời gian qua, Điện lực tỉnh Bình Định cũng đẩy mạnh văn phòng số. Hiện, 100% cán bộ nhân viên toàn đơn vị được cài đặt và sử dụng ứng dụng văn phòng số D-Office dùng chung trong toàn Tập đoàn EVN, 100% lãnh đạo được trang bị SIM ký số Mobile CA để phê duyệt văn bản qua môi trường mạng. Cùng với đó, 100% cán bộ nhân viên được trang bị chữ ký số nội bộ EVNCA để thực hiện ký số nội bộ, ký số mở rộng và ký số hơn 60 quy trình nghiệp vụ nội bộ. 100% nhân sự được sử dụng ứng dụng Smart EVN.

Ngoài ra, ngành điện địa phương đã triển khai liên thông với trục liên thông văn bản của tỉnh Bình Định để gửi nhận văn bản điện tử giữa ngành với các cơ quan hành chính của tỉnh trên môi trường mạng.

binh dinh 1 525.jpeg
Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định (Ảnh: Diễm Phúc)

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, ông Phạm Anh Tuấn đánh giá, quá trình chuyển đổi số đã nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin; bước đầu triển khai các ứng dụng, xây dựng chính quyền điện tử và đã triển khai hiệu quả hệ thống phần mềm quản lý văn bản tại 100% các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành; gửi, nhận văn bản điện tử liên thông giữa các cơ quan trong tỉnh, liên thông với các bộ, ngành Trung ương qua trục liên thông văn bản quốc gia,...

Hiện, toàn tỉnh đã cấp 3.800 chữ ký số chuyên dùng cá nhân và 712 chữ ký số chuyên dùng tổ chức và hơn 600 sim PKI cho các cá nhân; 100% các cơ quan nhà nước, đoàn thể từ cấp tỉnh đến cấp xã và cá nhân lãnh đạo từ cấp phòng trở lên để thực hiện ký số văn bản điện tử gửi, nhận trên môi trường mạng thay thế văn bản giấy. 100% các cơ quan nhà nước và 100% số cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được cấp tài khoản thư điện tử công vụ tỉnh để thực hiện trao đổi công việc, gửi nhận văn bản điện tử.

Cũng theo ông Tuấn, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử hướng tới xây dựng chính quyền số trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển đột phá, quan trọng. Lãnh đạo, cán bộ, công chức các cấp từ cấp tỉnh đến cấp xã cơ bản thay đổi nhận thức, tư duy, thói quen làm việc từ hành chính, giấy tờ sang chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc trên môi trường điện tử. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp được đẩy mạnh, cổng dịch vụ công, hệ thống một cửa điện tử cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đã công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước. Công tác thông tin, tuyên truyền về chuyển đổi số được quan tâm, đẩy mạnh,...

Theo kế hoạch “Chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, tỉnh Bình Định đặt mục tiêu cơ bản đến năm 2025 là phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động với các con số rất cụ thể:  

-80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. 

-90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước). 

-100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ. 

Trần Chung - Diễm Phúc 

很赞哦!(647)