Nhà cái uy tín

【kết quả giải argentina】Giảm tiếp lãi suất cho vay thêm 0,5%: Có khả thi?

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C2   来源:Ngoại Hạng Anh  查看:  评论:0
内容摘要:Lãi suất giảm thêm 0,5% không phải là điều không thể đối với các tổ chức tín dụng. Ảnh: ST. Nhiều y kết quả giải argentina

giam tiep lai suat cho vay them 05 co kha thi

Lãi suất giảm thêm 0,5% không phải là điều không thể đối với các tổ chức tín dụng. Ảnh: ST.

Nhiều yếu tố hỗ trợ

Trên thị trường hiện nay, theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), mặt bằng lãi suất tương đối ổn định. Hiện mặt bằng lãi suất cho vay bằng VND phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6-6,5%/năm đối với ngắn hạn, các ngân hàng thương mại nhà nước áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9-10%/năm. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với nhóm khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 4-5%/năm.

Nhờ mặt bằng lãi suất ổn định, theo báo cáo tình hình kinh tế vĩ mô tháng 8 và 8 tháng năm 2017 của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tín dụng tháng 8 tiếp tục tăng trưởng tích cực. Ước tính đến hết tháng 8/2017, tín dụng tăng khoảng 11,5% so với cuối năm 2016 (cùng kỳ năm 2016 tăng 10,2%). Về huy động vốn, Ủy ban này cho biết, huy động vốn 8 tháng năm 2017 tăng trưởng khá, ước tăng 9,1% so với cuối năm 2016 (cùng kỳ 2016 tăng 11,4%). Nhờ đó, thanh khoản của hệ thống khá dồi dào.

Chính vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng, mặt bằng lãi suất cho vay đang có nhiều yếu tố hỗ trợ để giảm theo chủ trương mà Chính phủ yêu cầu. Cụ thể, áp lực từ phía tỷ giá không quá lớn, hiện tỷ giá USD trên thị trường thế giới đang giảm mạnh, chỉ số Blooomberg Dollar Index giảm tới 9,3% so với đầu năm, khiến tỷ giá VND/USD giảm nhiều áp lực. Lạm phát nhiều khả năng trong tầm kiểm soát, đạt mục tiêu dưới 4% mà Quốc hội đề ra. Áp lực từ phía phát hành trái phiếu Chính phủ không còn nhiều (chỉ còn khoảng 20% kế hoạch). Đặc biệt, các chuyên gia đều đánh giá cao nỗ lực của cơ quan quản lý trong việc giải quyết các vấn đề xung quanh việc xử lý nợ xấu, bởi nợ xấu được “rã đông” sẽ giúp ngành ngân hàng có thêm nguồn vốn cần thiết hỗ trợ lãi suất giảm.

Đặc biệt, theo nhận định của PGS.TS Phạm Hồng Chương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, mặt bằng lãi suất hiện nay tại Việt Nam đã giảm so với thời gian trước nhưng nhìn chung vẫn cao so với các nước trong khu vực. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng cũng là một trong những giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng hiệu quả của việc này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lãi suất như thế nào, tín dụng đổ vào những lĩnh vực nào… Nếu tăng tín dụng và lãi suất giảm, tín dụng hướng vào ưu tiên cho đầu tư sản xuất kinh doanh dài hạn thì mới là phương án hiệu quả. Còn nếu nguồn vốn tăng nhưng lãi suất không giảm, chi phí vốn không giảm sẽ khó để có tác động tích cực đối với việc sản xuất của DN trong dài hạn, hiệu quả của việc tăng cung tiền sẽ bị giảm xuống.

Cần đồng bộ

Bên cạnh yêu cầu giảm lãi suất cho vay, Chính phủ còn đề nghị ngành ngân hàng phấn đấu tăng trưởng tín dụng cả năm đạt khoảng 21% để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Như vậy, với 4 tháng còn lại của năm 2017, số tiền “bơm” ra nền kinh tế là rất lớn, tạo động lực cho các ngân hàng giảm lãi suất cho vay, giúp DN tiếp cận nguồn vốn dễ dàng.

Không những thế, chính vì tăng trưởng tín dụng ở mức cao nên tình hình lợi nhuận của hệ thống tổ chức tín dụng khả quan. Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, lợi nhuận sau thuế tính đến hết tháng 7/2017 đạt 41 nghìn tỷ đồng, tăng 59,7% so với cùng kỳ năm 2016. Ủy ban này cho rằng, lợi nhuận tăng chủ yếu nhờ đóng góp từ hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ; lãi thuần từ hoạt động tín dụng tăng mạnh do tín dụng tăng trưởng cao.

Có thể thấy, tăng trưởng tín dụng cao đang giúp ngành ngân hàng “hưởng lợi”. Hơn nữa, nhiều ngân hàng sẽ vui mừng khi được mở room tín dụng, nhất là tại thời điểm mùa kinh doanh cuối năm đã tới gần. Do đó, nếu giảm lãi suất cho vay thêm 0,5%, mức độ tăng trưởng của các tổ chức tín dụng có thể khả quan hơn nữa.

Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại được không ít chuyên gia đặt ra là việc giảm lãi suất, đẩy tăng trưởng tín dụng sẽ ảnh hưởng tới lạm phát; tín dụng tăng có thể gây ảnh hưởng tới thanh khoản ngân hàng và nợ xấu gia tăng. Bởi theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đến cuối tháng 6/2017, nợ xấu báo cáo khoảng 157 nghìn tỷ đồng, tăng 21,5% so với cuối năm 2016, tỷ lệ nợ xấu khoảng 2,9%, trong khi năm 2016 ở mức 2,6%.

Mặc dù còn lo ngại, nhưng đây không phải lần đầu tiên trong năm 2017, việc giảm lãi suất được đưa ra bàn bạc nên hay không nên. Vào tháng 7, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng trong việc hỗ trợ DN, NHNN đã ra quyết định điều chỉnh giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay thêm 0,5%/năm. Ngay lập tức, nhiều ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất thêm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các DN thuộc lĩnh vực ưu tiên. Điều đáng nói là lãi suất cho vay giảm nhưng không làm ảnh hưởng tới lãi suất huy động nhờ việc tiết giảm chi phí hoạt động, tập trung lãi suất cho vay vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh; điều này giúp thị trường tài chính tiền tệ không có biến động.

Nhìn chung, với các DN, lãi suất cho vay giảm được bao nhiêu thì càng thuận lợi bấy nhiêu, giúp các DN mạnh dạn mở rộng đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, với các ngân hàng, việc tăng giảm lãi suất còn liên quan đến nhiều yếu tố, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận ngân hàng và an toàn tín dụng. Do đó, giảm lãi suất luôn là động thái cần thực hiện một cách đồng bộ, dựa trên những điều kiện hỗ trợ thuận lợi của nền kinh tế.

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap