Tại buổi làm việc với Công ty TNHH AEON Việt Nam chi nhánh Hà Đông,ểmtraviệcchuẩnbịhànghóathiếtyếuphòngchốngdịgiải ấn độ bà Đỗ Ngọc Khánh Chi, Giám đốc đơn vị này cho biết, đến nay lượng hàng hóa dự trữ trên toàn hệ thống siêu thị tăng từ 1,5-2 lần so với lượng hàng hóa thông thường. Việc dự trữ này tùy thuộc vào từng nhóm mặt hàng. Chẳng hạn như mặt hàng gạo, mỳ tôm lượng dự trữ tại siêu thị tăng lên nhiều hơn, nhưng với mặt hàng trứng, thịt phía siêu thị đã ước tính với nhà cung cấp để họ có thể chuẩn bị hàng trong trường hợp nhu cầu của người tiêu dùng tăng vọt, họ có thể nhanh chóng giao hàng cho doanh nghiệp.
Với hệ thống nhà cung cấp trải rộng trên khắp cả nước, ngoài bộ phận thu mua ở TPHCM, AEON có bộ phận thu mua khá mạnh ở Hà Nội. Do đó, trong bất kỳ trường hợp nào thì sẽ chủ động nguồn cung hàng hóa. Ngoài kho hàng hiện tại, doanh nghiệp có thuê thêm kho ngoài ở Thanh Trì với diện tích 800- 1.000m để trữ hàng hóa.
Cũng theo bà Chi, với làn sóng Covid-19 lần thứ 2 này, mặc dù Hà Nội có người lây nhiễm Covid-19 nhưng lượng khách mua hàng trong mấy ngày gần đây hầu như không tăng, thậm chí lượng khách mua trực tiếp tại siêu thị còn giảm 30-35% do người tiêu dùng thực hiện mua hàng hóa gần nhà, mua online, mua của người quen… Nhiều người còn ngại đến siêu thị vì sợ tụ tập đông người. Việc người dân Hà Nội không đổ xô dự trữ thực phẩm cho thấy, tâm lý người dân không quá lo lắng thiếu hàng hóa tiêu dùng thiết yếu và đã có những kinh nghiệm thiết thực trong việc ứng phó với dịch bệnh Covid-19 quay trở lại.
Cùng với việc đẩy mạnh dự trữ hàng hóa, phía AEON cũng thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch Covid-19. Ngoài ra, AEON cũng đã xây dựng một quy trình ứng phó với các trường hợp nhân viên/khách hàng/đối tác bị nghi nhiễm/bị nhiễm Covid-19.
Trong khi đó, tại Công ty MM Mega Market Việt Nam, chi nhánh Thăng Long, đại diện siêu thị này cho hay, công tác phòng chống dịch được thực hiện nghiêm ngặt theo đúng yêu cầu, hướng dẫn của Chính phủ. 100% nhân viên, khách hàng đeo khẩu trang vào siêu thị. 100% khách hàng vào siêu thị phải đo thân nhiệt. Thực hiện việc giãn cách tại quầy lễ tân, lối vào và quầy thu ngân. Tại nhiều vị trí trong siêu thị có bố trí nước rửa tay sát khuẩn. Những việc trên được yêu cầu áp dụng đối với nhà cung cấp.
Sau khi kiểm tra tại các đơn vị, bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội đánh giá cao việc nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của TP. Hà Nội và Sở Công Thương trong công tác chuẩn bị hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng như công tác chống dịch.
“Từ ngày 10-16/8 là thời gian cao điểm của dịch Covid-19, do đó, đề nghị các đơn vị doanh nghiệp cần tăng lượng dự trữ hàng hóa gấp 3 lần so với nhu cầu bình thường của người dân, việc này thực hiện trong 3 tháng (tháng 8, tháng 9 và tháng 10) đối với 17 mặt hàng thiết yếu mà ngành Công Thương đã đưa ra”, bà Lan nhấn mạnh.