【trận đấu ý】Hiệp hội các nhà chế biến tôm Mỹ đòi áp thuế chống bán phá giá tôm từ Việt Nam
TheệphộicácnhàchếbiếntômMỹđòiápthuếchốngbánphágiátômtừViệtrận đấu ýo ông Hồ Quốc Lực, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sao Ta, Hiệp hội các nhà chế biến tôm Mỹ (ASPA) vừa nộp đơn lên Bộ Thương mại Mỹ (DOC) khởi kiện chống bán phá giá với tôm từ Ecuador và Indonesia, đồng thời khởi kiện chống trợ cấp (CVD) với tôm từ Ecuador, Indonesia, Ấn Độ và Việt Nam. Quyết định có khởi xướng điều tra hay không sẽ được đưa ra trước ngày 15/11. ASPA ước tính biên độ bán phá giá của Ecuador lên tới 111% trong khi biên độ phá giá của Indonesia lên tới 37%.
Về vấn đề này, cách đây khoảng 8 năm, nguyên đơn vụ kiện chống bán phá giá tôm Việt là Liên minh tôm miền Nam nước Mỹ (SSA) và ASPA đã từng kiện chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam. Kết quả là các cơ quan chức năng của Việt Nam đã chứng minh hoạt động ngành tôm Việt Nam là sự chủ động của các chủ thể tham gia. Chính phủ chỉ hỗ trợ định hướng, chiến lược, chủ trương, cơ sở hạ tầng… và phía cơ quan chức năng Mỹ đã kết luận là tôm Việt không hưởng trợ cấp, nên vụ kiện bị hủy.
Hiện nay, tôm Ấn Độ và tôm Việt Nam vẫn còn bị thuế chống bán phá giá với vụ kiện của nguyên đơn từ cuối năm 2003 kéo dài đến nay, tuy nhiên mức thuế của các doanh nghiệp tôm Việt Nam là 0% và của Ấn Độ là 3,88%. Cũng tại thời điểm này, tôm Ấn Độ chiếm thị phần cao nhất tại Mỹ, khoảng 37%, tôm Ecuador vươn lên thứ nhì, trên 20%, tôm Việt Nam khiêm tốn, chỉ đạt khoảng 8%. Lý do tôm Việt Nam không thể có thị phần cao hơn là tôm từ 3 nước trên có giá bán rất thấp, và tôm Việt Nam bám được thị trường này nhờ vào các sản phẩm chế biến hàng giá trị gia tăng cao tiêu thụ vào các hệ thống lớn, cấp cao. Tình hình này là lý do tại sao các luật sư của nguyên đơn ASPA đã tạm tính thuế chống bán phá giá tôm từ Ecuador tới 111% và tôm Indonesia là 37%.