【trận bournemouth】Những cuộc chia xa…

1.“Chị đang ở mô?ữngcuộtrận bournemouth Tui lên mời anh chị, vài ngày nữa là 100 ngày của mạ...”. Tiếng em họ trên điện thoại. Tôi trả lời là mình đang ở xa, nhưng áng chừng ngày đó sẽ về kịp. "Chị ráng nghe. Mới đó mà 100 ngày mạ tui rồi. Nhanh quá!”…

Tôi đặt điện thoại lên bàn. Lòng chợt thấy cồn cào và mắt cay nồng. Nhớ dáng ngồi và ánh mắt ngó miết ra đường của O tôi. Những đốm đồi mồi nâu sậm trên đôi tay mệt mỏi của người đã qua tuổi 90 vài năm. Nhớ đôi mắt O lom lom nhìn mình, rồi bảo “mi con ông N. chớ đứa mô nữa!”. Mọi người đều cười. O đôi khi không còn nhớ tên tôi, nhưng “xuất xứ” thì nói đúng phóc, dù tuổi tác và căn bệnh tiểu đường đã lấy đi của O rất nhiều thứ.

COVID-19 đã làm những nỗ lực chống lại năm tháng và bệnh tật của O dừng lại. O tôi - người lo cho con cháu nhiều nhất và bao dung nhất. Nỗi đau sâu thêm khi O phải rời xa trong chuyến đi đơn lẻ.

2. “Chị đang ở mô? Em có chuyện muốn nói cùng chị!”. Cuộc điện thoại liền sau đó, là em của em tôi. Tôi nói với em là đã biết ngày của O rồi. Tiếng dạ nghe đậm ở phía đầu dây. Tôi cũng không còn nhớ mình đã cầm điện thoại trong bao lâu. Chỉ thấy lòng mình rối lên trước những điều mà em chia sẻ…

Thiệt tình, điều mà tôi có thể nhớ, là những ẩn ức trong câu chuyện mà mình cố nghe, và không thể nào hiểu hết được trong mối quan hệ anh em – những đứa con của O. Thực ra thì tôi cũng láng máng biết về những bất hòa, khi những việc nào đó trong gia đình không đạt đến độ thống nhất. Lòng cũng ngùi ngẫm khi thấy chuyện xảy ra với những người gần gũi. Trước đó ít lâu cứ nghĩ, đó là câu chuyện “ngoài hàng rào” họ hàng. Nhưng bây giờ nó không phải là âm ỉ nữa, mà đã trở thành barie ngăn cách những người anh em rồi.

Từ bao giờ, tất cả đã không còn tiếng nói chung và anh em đã thôi trông theo nhau…?

3.“Tình thương thì nằm ngoài mọi tranh chấp” - là câu chữ của Nguyễn Vĩnh Nguyên trong một bài viết đăng trên thesaigontimes.vn. Nguyên chạm đến nỗi buồn của tôi, và nỗi đau của nhiều người khi họ đứng trong vòng xoáy của những tranh chấp với chính những người ruột rà của mình. Mà tôi cũng không dám chắc những người mà Nguyên nhắc đến, hay những người như Nguyên nhắc đến có biết đau?

Từ khi nào, đất đai, tài sản đã trở thành căn nguyên của những cuộc chia xa?

4. Tôi đã không đến ngày của O. Bác tôi đã ở đó. Bác đã thắp cho O một nén nhang phía ngoài cánh cửa đóng kín. Bác nói thấy lòng đau quá.

Tôi đã không đủ dũng khí để chạm vào nỗi đau như bác, và các anh chị em khác của tôi.

Ai đó đã nói rằng, khi còn cha mẹ, chúng ta là gia đình. Khi cha mẹ không còn nữa, chúng ta chỉ còn mối quan hệ. Đó là một mệnh đề đau đớn. Và cho dù nó có/đã diễn ra đi chăng nữa, tôi nghĩ chúng xảy ra khi và chỉ khi chúng ta đã quá cố chấp với nhau mà thôi. Chỉ xảy ra khi chúng ta không còn thương yêu nhau nữa, không còn hiểu cho nhau nữa.

Và như thế, là bắt đầu những cuộc chia xa...

AN HÀ