【lịch thi đấu vilich hôm nay】Ngành văn hoá Năm Căn: Loay hoay “đón tầm” thị xã
Năm Căn đang tất bật trong giai đoạn chuyển giao để vươn mình trở thành thị xã. Có thể thấy, cơ sở hạ tầng của địa phương có sự thay đổi mạnh mẽ, theo đúng quy hoạch về 1 đô thị biển hiện đại, đáp ứng các mục tiêu dân sinh, kinh tế, thẩm mỹ và quốc phòng - an ninh. Lĩnh vực văn hoá của huyện cũng đang đề ra những mục tiêu để “đón tầm” thị xã, phục vụ tốt hơn đời sống tinh thần của những cư dân đô thị.
Năm Căn đang tất bật trong giai đoạn chuyển giao để vươn mình trở thành thị xã. Có thể thấy, cơ sở hạ tầng của địa phương có sự thay đổi mạnh mẽ, theo đúng quy hoạch về 1 đô thị biển hiện đại, đáp ứng các mục tiêu dân sinh, kinh tế, thẩm mỹ và quốc phòng - an ninh. Lĩnh vực văn hoá của huyện cũng đang đề ra những mục tiêu để “đón tầm” thị xã, phục vụ tốt hơn đời sống tinh thần của những cư dân đô thị.
Trên thực tế, đội ngũ nhân lực quản lý và hoạt động chuyên trách về văn hoá, thể thao, du lịch chỉ ngót 20 người. Riêng Phòng Văn hoá - Thông tin chỉ còn chưa tới 10 người. Hệ thống thiết chế văn hoá các tuyến chưa đồng đều, nhân lực thiếu và chuyên môn hầu như không đáp ứng vị trí công việc. Sự thụ hưởng các giá trị văn hoá tinh thần giữa trung tâm huyện lỵ và các xã vùng sâu vẫn chênh lệch lớn. Rõ ràng, địa phương cần phải nỗ lực rất nhiều, có sự trợ sức, định hướng sát sao của các ngành, các cấp hữu quan trong chặng đường sắp tới.
Xuất phát điểm khó khăn
Hội thao của ngành văn hoá - thể thao huyện Năm Căn. |
Ông Nguyễn Ðạt Thành, Phó Trưởng Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Năm Căn, chia sẻ: “Như nhiều địa phương khác, Năm Căn hiện tại vẫn còn những điểm yếu trong công tác phục vụ đời sống văn hoá tinh thần của bà con. Cán bộ của chúng tôi, đâu mấy người đúng chuyên ngành”.
Cũng theo ông Thành, thiếu người, thiếu kinh phí và đặc thù của vùng nông thôn nên ngành văn hoá Năm Căn vấp phải rất nhiều thử thách. Theo mong mỏi của những cán bộ địa phương, phải có đề án, lộ trình với những mục tiêu, những việc cần làm, cần đầu tư. Thị xã đâu chỉ có đường sá, nhà cửa, cơ quan. Mục tiêu cao nhất của thị xã là mang đến sự giàu đẹp, sung túc cho Nhân dân, trong đó có lĩnh vực tinh thần.
“Chúng tôi đang thiếu người có năng lực, nhưng lại rất khó để xin thêm. Cơ bản là những người có khiếu hát hò, có khả năng cống hiến thì trình độ không đáp ứng. Tuyển người có trình độ thì chỉ ngồi bàn giấy vì chẳng làm được gì”, ông Thành bộc bạch.
Hoạch định phát triển chưa rõ ràng
Chủ trương lớn của Ðảng, văn hoá tinh thần song hành cùng kinh tế để phục vụ mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Nên chăng, đề án về văn hoá để Năm Căn phấn đấu thực hiện khi được công nhận thị xã cần được tính đến.
Ông Thành khẳng định: “Ðầu tư hạ tầng văn hoá, đội ngũ nhân lực và cơ chế hỗ trợ phù hợp thì văn hoá sẽ có đủ cơ sở để phát triển”. Khi trao đổi về sự đổi mới hoạt động ở các tuyến cơ sở xa trung tâm, ông Thành trần tình: “Cái này khó lắm, chưa thấy nhiều nơi làm được. Chúng tôi cũng đã nỗ lực rồi, nhưng bà con ở những nơi ấy còn thiệt thòi quá”.
Không lâu trước đây, chúng tôi đã có dịp tìm hiểu hoạt động và hạ tầng văn hoá của riêng thị trấn Năm Căn. Nhiều khóm đã đầu tư xây dựng được các trụ sở khang trang, hoạt động hiệu quả. Mỗi trụ sở có kinh phí xây dựng ngót 300 triệu đồng. Trụ sở trang bị đầy đủ để các tổ chức của tuyến cơ sở làm việc hằng ngày. Ông Thành tâm huyết, thay vì chung chung, văn hoá nên gắn vào nhu cầu, thực tiễn đời sống của bà con, làm những gì người dân mong mỏi.
Trước mắt, ngành văn hoá Năm Căn đang “chờ” hoạch định của tuyến trên trong các nhiệm vụ đón tầm thị xã. Cán bộ của ngành vẫn làm những việc đã làm, thực hiện những chỉ tiêu quen thuộc. Và trong nhịp điệu bình thường ấy là sự băn khoăn, mong mỏi về những thay đổi trong tương lai…
Bài và ảnh: Phạm Nguyên