【kết quả bóng đá philippines】Những “viên phấn vàng” của Trường THPT Nguyễn Huệ
“LỌT SÀNG XUỐNG NIA”
Thầy Đào Nguyên Bình,vikết quả bóng đá philippines Hiệu phó phụ trách trường, cho biết: THPT Nguyễn Huệ tiền thân là Trường THPT bán công An Lộc, thành lập tháng 8-1996. Do chưa được xây dựng nên ngày mới thành lập trường mượn tạm kho lương thực cũ của huyện Bình Long thuộc khu đất sân bay (nay là Trường THCS An Lộc B) ngăn đôi làm các phòng học tạm. Năm học đầu, trường có 336 học sinh/7 lớp thuộc hệ B của Trường THPT Bình Long chuyển sang. Đội ngũ cán bộ, giáo viên lúc bấy giờ có 20 người, trong đó chỉ 2 giáo viên chính thức, số còn lại là của Trường THPT Bình Long sang dạy tăng cường. Năm học 1998-1999, trường được xây mới và năm 2008 đổi tên thành THPT Nguyễn Huệ. Đến nay, cơ sở vật chất trường lớp khang trang, sạch đẹp, trang thiết bị cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học. Trường nằm ẩn dưới dãy hàng cây cổ thụ với những tán lá xum xuê, tỏa bóng mát khắp khuôn viên.
Cô Phạm Thị Bích Thủy trong tiết dạy Văn lớp 12
Hầu hết các trường THPT (trừ 2 trường chuyên và dân tộc nội trú tỉnh) trong tỉnh được quy hoạch xây dựng có khoảng cách đồng đều giữa các khu vực để thu hút, đón đầu học sinh. Tuy nhiên, trên địa bàn thị xã Bình Long, 2 trường THPT lại chỉ cách nhau 500m, gây khó khăn cho công tác tuyển sinh đầu vào. Trường THPT Nguyễn Huệ thành lập sau và là “con đẻ” của THPT Bình Long. Trong khi đó, THPT Nguyễn Huệ từ lâu mang danh là trường bán công, hệ B nên có ít sự lựa chọn của phụ huynh và học sinh. Hằng năm, trường được sở giao tuyển sinh 400 chỉ tiêu, tuy nhiên tỷ lệ thực hiện được luôn thấp. Năm học 2019-2020, chỉ trừ những trường hợp không bị điểm liệt, số còn lại đều trúng tuyển nhưng chỉ có 220 học sinh lớp 10 nhập học. Theo thống kê, hằng năm học sinh lớp 9 lên lớp 10 toàn thị xã trên dưới 1.000 em. Trong số này có khoảng 70 em đậu Trường THPT chuyên Bình Long; 450-500 em đậu Trường THPT Bình Long; một số học các trường THPT khác và chuyển học nghề; số còn lại học Trường THPT Nguyễn Huệ. Cùng với việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS và những khó khăn nêu trên nên số lượng học sinh Trường THPT Nguyễn Huệ giảm theo hằng năm. Năm học 2019-2020, trường có 802 học sinh/28 lớp, giảm 30 em so với năm học trước và giảm gần 400 em so với năm học 2012-2013.
THI ĐUA DẠY TỐT - HỌC TỐT
Công tác tuyển sinh của trường chủ yếu theo thuật toán “lọt sàng xuống nia”, vì thế ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng mũi nhọn. Những năm qua, ngoài vận động hỗ trợ kinh phí hàng chục triệu đồng/năm trao học bổng tặng học sinh nghèo, vượt khó học tốt, trường còn thực hiện chính sách miễn 100% học phí đối với học sinh học lực giỏi khi nhập học vào trường. Tuy nhiên, vẫn khó thu hút học sinh. Để nâng cao chất lượng đại trà, nhất là tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT, trường tự “cứu mình” bằng cách thi đua dạy tốt - học tốt.
Tiền thân là trường bán công nhưng phong trào dạy giỏi luôn được đơn vị đẩy mạnh, chất lượng, số lượng năm sau cao hơn năm trước. Thầy Bình cho biết thêm: Năm học 2013-2014, khi Trường THPT chuyên Bình Long thành lập và hoạt động, khoảng 10 thầy cô giỏi của Trường THPT Nguyễn Huệ đã thi tuyển đậu và chuyển qua trường chuyên giảng dạy, nhiều năm nay là giáo viên chủ chốt của trường chuyên. Tuy vậy, đơn vị vẫn còn nhiều giáo viên có truyền thống dạy giỏi, “viên phấn vàng” của cả tỉnh. Hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2017-2018, trường có 26 giáo viên dạy giỏi cấp trường, 4 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, trong đó đoạt 1 giải nhất.
Năm học 2013-2014, lần đầu tiên cô Cao Thị Nguyên, giáo viên Trường THPT Nguyễn Huệ, tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh môn Toán, đã xuất sắc giành giải nhất. Cô Nguyên chia sẻ: Để trở thành người tài, giỏi trước hết phải yêu nghề mà cả đời mình theo đuổi, chọn lựa. Giáo viên cũng thế, muốn giỏi phải say sưa, tâm huyết, hết lòng với học sinh. Toán là môn học khó nên không cào bằng mà cần có phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đối với Trường THPT Nguyễn Huệ, do chất lượng đầu vào thấp nên cần giảng kỹ bài, đồng thời gắn với thực tế cuộc sống để các em dễ hiểu và nhớ lâu. Giáo viên thường xuyên trau dồi kiến thức để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và tùy từng tiết dạy để linh động lồng ghép đổi mới phương pháp, nếu không học trò sẽ nhàm chán. Khi lên lớp không gây áp lực mà tạo tâm lý thoải mái, cởi mở, gần gũi với học sinh. Khi được quan tâm, hỗ trợ, các em sẵn sàng hợp tác, trao đổi, đối thoại với giáo viên, qua đó tiết học trở nên sinh động và chất lượng hơn.
20 năm gắn bó sự nghiệp giáo dục, năm học 2017-2018, cô Phạm Thị Bích Thủy tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi môn Văn cấp tỉnh với mục đích “thử sức với phương pháp mới” và đã xuất sắc giành giải nhất. Cô Thủy cho rằng, để đạt giải cao cần chuẩn bị kỹ giáo án, tương tác với học sinh nhuần nhuyễn, các bước lên lớp không bị gián đoạn. Trong tiết dạy làm sao vừa phát huy được năng lực học sinh trong khi giáo viên không bị “cháy” giáo án thì đó là tiết dạy thành công. Hiện nay, đề thi, bài thi phần lớn ra theo hướng mở, nhất là phần nghị luận xã hội, vì thế giáo viên cần cập nhật các vấn đề thời sự nóng hổi gắn vào từng tiết học. Qua đó, học sinh thể hiện chính kiến của mình từ một vấn đề xã hội. Đặc biệt, các vấn đề nổi cộm đã và đang xảy ra trong giới trẻ hiện nay được cô viết thành sáng kiến tích hợp vào trong bài giảng, tác phẩm văn học để giáo dục học sinh.
Trường THPT Nguyễn Huệ hiện có 74 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó 70 giáo viên đứng lớp. Phần lớn giáo viên đang trong độ “chín” của tuổi nghề, nhiệt huyết, năng động, mạnh dạn đổi mới; 100% giáo viên sử dụng thành thạo máy vi tính, giáo án điện tử. Do đầu vào thấp nên chất lượng giáo dục mũi nhọn của trường những năm qua trong top cuối tỉnh nhưng chất lượng đại trà luôn được khẳng định. Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT của trường đạt 99,26%, đứng thứ 10 toàn tỉnh. Các tổ chức đoàn thể trường luôn đạt vững mạnh, vững mạnh xuất sắc; trường đạt “cơ quan văn minh, an toàn, xanh, sạch, đẹp”. Đảng bộ trường có 41 đảng viên, sinh hoạt tại 5 chi bộ trực thuộc; nhiều năm liền đạt trong sạch vững mạnh.