Một người nhân viên nếu được khuyến khích sẽ làm bất cứ việc gì để công việc tốt hơn với khả năng tối đa của mình. Một cán bộ lãnh đạo giỏi là người biết phát huy tối đa năng lực của nhân viên và biết tổ chức một tập thể tốt. Đó phải là người hiểu được từng nhân viên của mình để đánh giá đúng năng lực của họ và tạo cho họ cơ hội để hoàn thành nhiệm vụ chứ không phải thiên về phê bình,ầnlàmgìđểnângcaonăngsuấtngườilaođộmainz đấu với hoffenheim chỉ trích.
Một nhân viên làm việc hiệu quả không chỉ thể hiện qua kết quả mà còn ở tinh thần say mê công việc. Ai cũng luôn mong muốn hoàn thành tốt công việc được giao. Sự ham mê công việc làm người ta nhiệt tình và có ích hơn. Lãnh đạo cũng cần phải biết và tin rằng nhân viên của mình yêu thích công việc được giao. Người lãnh đạo tốt là người không chỉ biết khuyến khích cấp dưới và tạo cho họ một môi trường làm việc tốt, thoả mãn với công việc mà còn biết lắng nghe ý kiến của họ.
Điều rất quan trọng đối với cán bộ lãnh đạo là nhận ra được giá trị tài sản lớn nhất mà họ có là nguồn nhân lực. Cán bộ công nhân viên sẽ làm việc tốt hơn nếu tạo cho họ môi trường làm việc tốt thoải mái, vui vẻ. Khi họ đã coi mình là một phần của tổ chức và tự hào, nhiệt tình làm việc thì công việc sẽ ngày một tốt hơn. Luôn luôn có một mối quan hệ qua lại giữa người lãnh đạo tốt và đội ngũ công nhân viên làm việc có năng suất, hiệu quả cao.
Chính vì vậy, mỗi một tổ chức cần đáp ứng được những lợi ích thiết thực cho cán bộ, công nhân viên của mình. Nhân viên cần được đảm bảo về sự ổn định trong công việc như: tiền công đủ cho cuộc sống gia đình, được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội v.v....Ai cũng biết rằng trong thực tế, nhu cầu về tiền lương tác động nhiều đến năng suất, đến cố gắng của người lao động, song đó không phải là tất cả, các yếu tố khác cũng không kém quan trọng đó là thái độ đối xử, danh dự, tình cảm....
Cán bộ công nhân viên sẽ làm việc tốt hơn nếu tạo cho họ môi trường làm việc tốt thoải mái, vui vẻ. Ảnh minh hoạ
Những người có kinh nghiệm trong quản lý từ trước tới nay thường áp dụng nguyên tắc sau trong quản lý: biết công nhận, có khen thưởng và biết khuyến khích. Trong thực tế liệu có bao nhiêu nhà quản lý biết và áp dụng tốt được 3 nguyên tắc này ?Chúng ta biết rằng tính tập thể trong công việc là rất quan trọng. Để một tập thể đoàn kết, thống nhất, cán bộ lãnh đạo không nên thiên vị và mọi cán bộ công nhân viên đều cần được đối xử công bằng, hợp lý. Có một câu ngạn ngữ như sau: "Thế giới không có những người phi thường mà chỉ có những người bình thường làm nên những điều phi thường". Người nắm giữ vai trò lãnh đạo không bao giờ được quên câu ngạn ngữ này và phải làm sao để nhân viên của mình có điều kiện làm việc tốt hơn.
Người lãnh đạo tốt cũng cần nên ghi nhớ một số yếu tố sau:
1. Khen ngợi thành tích trước tập thể còn phê bình khuyết điểm thì gặp riêng cá nhân. Ngoài giá trị về vật chất, giá trị tinh thần có tác động rất mạnh đến nhiệt tình công tác, đến cố gắng của người lao động. Niềm tự hào của con người về công sức mà cá nhân họ đã bỏ ra nếu được lãnh đạo và mọi người trong tập thể công nhận sẽ tiếp thêm cho họ rất nhiều sức mạnh về tinh thần. Ngược lại việc xúc phạm một người trước mặt người khác sẽ làm hại tới lòng tự trọng của mỗi cá nhân.
2. Trao đổi với nhân viên về những mong muốn của mình. Lãnh đạo tổ chức nên trao đổi với cán bộ công nhân viên về những mong muốn của mình đối với công việc của tập thể. Họ sẽ hiểu và làm việc tốt hơn, nếu biết được những gì lãnh đạo cần ở họ. Tình cảm đôi khi có tác động mạnh hơn lý trí.
3. Biết thông cảm. Không nên chỉ thể hiện sự thông cảm bằng lời nói mà cần thông qua sự việc và cách đối xử, xác định đúng nguyên nhân, thể hiện tình cảm chân thành và phải thấu hiểu hoàn cảnh của từng cán bộ công nhân viên.
4. Biết lôi cuốn, huy động cán bộ công nhân viên. Cần gợi ý một cách cởi mở để cán bộ công nhân viên đóng góp những ý tưởng, sáng kiến và đề nghị trong quá trình giải quyết công việc. Người nhân viên sẽ cảm thấy được tôn trọng. Họ sẽ cảm thấy tự hào về tổ chức của mình và luôn nhiệt tình đóng góp công sức tham gia giải quyết các vấn đề chung nếu ý kiến của họ được coi trọng.
5. Có thái độ đối xử tốt với cán bộ công nhân viên. Tôn trọng và đánh giá đúng công sức, giá trị của nhân viên là điều hết sức quan trọng. Nếu cán bộ lãnh đạo mà cho rằng bất cứ lúc nào họ cũng có thể thuê những nhân viên khác thì sẽ mất đi nguồn nhân lực quý giá.
6. Biết lắng nghe và quan sát. Nếu người lãnh đạo thấy một nhân viên không làm việc nhiệt tình và thoải mái trong công việc thì nên nói chuyện và tìm hiểu xem anh ta chưa thoả mãn điều gì. Hãy lắng nghe và quan sát ở mọi lúc, mọi nơi. Có như thế họ mới hiểu và đáp ứng được mong muốn chính đáng của cấp dưới.7. Biết nhận trách nhiệm về mình. Trong thực tế có những cán bộ lãnh đạo khi công việc tốt đẹp thì nhận là thành tích của mình, nhưng khi có vấn đề thì lại coi đó là trách nhiệm của người khác, của cấp dưới. Điều này sẽ làm nhân viên thất vọng và mất đi sự tín nhiệm vào người lãnh đạo.
8. Có cơ chế chia sẻ thành quả, lợi nhuận công bằng, hợp lý cho người lao động. Cán bộ lãnh đạo cần biết chia sẻ công bằng, hợp lý thành quả lao động cho những người đã đóng góp công sức tạo ra nó.
9. Tạo ra một môi trường làm việc tốt. Điều kiện làm việc tốt ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của nhân viên. Ở đây không chỉ đề cập đến điều kiện về vật chất như trang thiết bị, nhà xưởng, phòng làm việc mà còn cả những điều kiện về tinh thần, sinh hoạt tập thể trong công ty.
Thanh Bình
BlackBerry “bán mình” thất bại, CEO mất chức