Cúp C1

【girona vs elche】Đại biểu Quốc hội: Ưu tiên kiểm soát lạm phát bằng các biện pháp đồng bộ

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhà cái uy tín   来源:Nhận Định Bóng Đá  查看:  评论:0
内容摘要:Lo ngại lạm phát tăng caoTS. Nguyễn Bích Lâm: Lạm phát năm 2022 có thể ở mức 4% - 4,5%Trưởng đoàn đạ girona vs elche

Lo ngại lạm phát tăng cao
TS. Nguyễn Bích Lâm: Lạm phát năm 2022 có thể ở mức 4% - 4,ĐạibiểuQuốchộiƯutiênkiểmsoátlạmphátbằngcácbiệnphápđồngbộgirona vs elche5%
Đại biểu Quốc hội: Ưu tiên kiểm soát lạm phát bằng các biện pháp đồng bộ

Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi phát biểu tại phiên họp tổ sáng 25/5. Ảnh: Quang Phúc

Đại biểu Lê Hữu Trí (đoàn Khánh Hòa) đặt vấn đề, vì sao thực hiện các chương trình, gói chỗ trợ phục hồi kinh tế-xã hội, phân bổ nguồn lực thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia lại chậm; trong khi đây là yêu cầu bức xúc của nhân dân, đất nước.

“Dòng vốn không chảy đất nước sẽ chậm phát triển, cần làm rõ nguyên nhân để có giải pháp thúc đẩy quá trình thực hiện nhanh hơn; nhanh hơn đồng nghĩa với việc phải ngăn chặn tiêu cực và lãng phí. Quốc hội nên có chính sách mạnh mẽ, đề nghị Chính phủ có giải pháp cụ thể, quyết liệt hơn nữa”, ông Trí nhấn mạnh.

Phân tích từ trường hợp của TPHCM, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, nền kinh tế thành phố đang dần phục hồi sau đại dịch. Thành phố đã có 4 tháng tăng trưởng dương liên tục sau khoảng thời gian dài âm.

Cùng với đó, thương, mại dịch vụ của TPHCM đến tháng 5/2022 đã tăng trưởng dương 0,6%, trong khi quý 1/2022 âm 1,7% và trước đó âm tới 4,8%. Du lịch của thành phố cũng phục hồi sau ngày 15/3, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa hàng không. Ngành lưu trú tăng hơn 2%, lữ hành tăng trên 8%... Chỉ ra những con số này để thấy, TPHCM đang phục hồi rất tốt nhờ vào các chính sách, giải pháp đồng bộ.

Tuy nhiên, Chủ tịch UBND TPHCM cũng chỉ ra một số tồn tại. Điển hình là khu vực bất động sản còn âm 12,6%. Ông lưu ý, có chuyện đà phục hồi chậm sau dịch do có tác động mới từ các tháng đầu năm khi siết tín dụng vào bất động sản; cần lành mạnh hóa thị trường bất động sản. Các giải pháp để lành mạnh hóa thị trường tài chính, bất động sản phải hết sức căn cơ, bài bản, nếu không sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đang phục hồi nhưng chịu tác động lớn về thủ tục hành chính, giá cả đầu vào gia tăng. Do đó, Chính phủ cần tập trung tháo gỡ, hỗ trợ, triển khai chương trình phục hồi kinh tế, phải nhanh hơn để hỗ trợ này đến được với doanh nghiệp, đi vào cuộc sống.

Cũng bày tỏ lo ngại về câu chuyện giá cả đầu vào, lạm phát gia tăng, theo ông Trí: hiện nay, xã hội quan tâm, nhân dân lo lắng sự tăng nhanh giá cả hàng hóa các mặt hàng thiết yếu và vật liệu xây dựng. Xăng dầu, nguyên nhiên vật liệu trong nông, lâm, ngư nghiệp… tác động trực tiếp đến sản xuất làm giá cả sản xuất tăng nhanh.

“Một số nước trên thế giới nguy cơ lạm phát tăng nhanh, Việt Nam cần sớm có kịch bản ứng phó với tâm thế chủ động. Trong các báo cáo Chính phủ chưa nêu rõ vấn đề này, Quốc hội và Chính phủ nên quan tâm nhiều hơn”, đại biểu Lê Hữu Trí bày tỏ quan điểm.

Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM), những tháng cuối năm, bối cảnh tình hình kinh tế thế giới dự báo có nhiều thách thức, nhất là những nước nền kinh tế có độ mở lớn. Thời điểm đầu năm, do chính sách kích thích kinh tế của các nước, lạm phát có dấu hiệu gia tăng. Đây cũng là vấn đề đáng lưu ý tại Việt Nam.

Với tình hình giá xăng dầu hiện nay, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, Chính phủ và Quốc hội cần có tiếng nói nhanh chóng kiểm soát ngay giá xăng dầu, không để giá xăng dầu tăng lên quá cao. “Chúng ta chấp nhận theo cơ chế thị trường, nhưng chúng ta có những công cụ kiểm soát khi nguồn cung đang bị đứt gãy”, đại biểu TPHCM nhấn mạnh.

Ông Trần Hoàng Ngân cũng đề nghị Chính phủ ưu tiên kiểm soát lạm phát bằng các biện pháp đồng bộ, trong đó có kéo giảm thuế, kiểm soát giá, thực hiện các quỹ bình ổn, kiểm soát đầu cơ. Đặc biệt, cần uốn dòng vốn tín dụng đi vào sản xuất kinh doanh; uốn nắn thị trường chứng khoán minh bạch, công khai, rõ ràng, đảm bảo công bằng cho các nhà đầu tư.

Bên cạnh kiểm soát lạm phát, một trong các vấn đề được đại biểu Quốc hội dành nhiều sự quan tâm là tiết kiệm, chống lãng phí.

Nhằm chống lãng phí nguồn lực, đại biểu Lê Hữu Trí cho rằng cần sớm rà soát hoàn thiện quy định pháp luật về đấu thầu, mua sắm tập trung. Việt Nam quy định quá nhiều cơ chế nhưng cuối cùng lại không đáp ứng đươc yêu cầu giải quyết công việc, không ngăn chặn được tiêu cực; phải điều chỉnh lại đảm bảo nhanh, đúng giá trị thực chất, đồng thời phải hạn chế các sơ hở, bất cập dẫn đến tiêu cực, lãng phí.

Đáng chú ý, trong vấn đề chống lãng phí cần xem xét công tác phòng chống dịch Covid-19. Thời gian qua, dù công tác này đạt nhiều thành tựu nhưng cũng xảy ra không ít tiêu cực, thất thoát lãng phí, nhiều cán bộ bị xử lý, thậm chí có nhiều cán bộ ở các ngành khoa học, y tế.

Vị này cho rằng đã đến lúc cần có báo cáo tổng hợp Chính phủ trình Quốc hội về bố trí các nguồn lực cho phòng chống Covid-19 thời gian qua; trong đó có nguồn lực nhà nước, các nguồn lực xã hội khác; điểm được ở chỗ nào, đang thất thoát, lãng phí ở chỗ nào, cần tiếp tục làm như thế nào. “Qua đánh giá phải rút ra được bài học, kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo trong thời gian tiếp theo”, đại biểu tỉnh Khánh Hòa nói.

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap