Bỏ khung giá đất
Một trong những hạn chế đã tồn tại từ nhiều năm không chỉ gây thiệt hại cho Nhà nước,ạosứcbậttừnộilựbxh bóng đá ngoại hạng anh doanh nghiệp, người dân mà trực tiếp chặn đà phát triển của đất nước, đó là quy định Nhà nước ban hành khung giá đất. Theo quy định hiện hành, khung giá đất được quy định tại Nghị định số 96/2019/NĐ-CP và đây là cơ sở để các địa phương ban hành bảng giá đất cho giai đoạn 2020-2024. Hạn chế lớn nhất của cơ chế này là khung giá đất do Nhà nước ban hành không theo kịp giá thị trường, gây khó khăn cho công tác giải tỏa, đền bù. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân dẫn tới Nhà nước bị thất thu thuế và kéo theo đó là những vụ khiếu nại, khiếu kiện kéo dài. Thậm chí có không ít vụ dẫn tới hậu quả gây mất an ninh trật tự tại nhiều địa phương.
Vì vậy, để hoàn thiện cơ chế xác định giá đất, Nghị quyết số 18-NQ/TW đã đề ra giải pháp: Bỏ khung giá đất, có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, quy định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan có nhiệm vụ xác định giá đất. Trung ương xây dựng tiêu chí và quy trình kiểm tra, giám sát các địa phương trong việc xây dựng bảng giá đất. HĐND cấp tỉnh quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện giá đất. Có cơ chế hữu hiệu để nâng cao chất lượng công tác định giá đất, bảo đảm tính độc lập của hội đồng thẩm định giá đất, năng lực của tổ chức tư vấn xác định giá đất, năng lực và đạo đức của các định giá viên. Đồng thời, bổ sung và hoàn thiện các quy định bảo đảm công khai, minh bạch như: Công khai giá đất, bắt buộc giao dịch qua các sàn giao dịch, thanh toán qua ngân hàng, không dùng tiền mặt; xử lý nghiêm các vi phạm.
Giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá, đấu thầu
Một trong những điểm mới nổi bật tại Nghị quyết số 18-NQ/TW là Trung ương yêu cầu phải sớm hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Theo đó, việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Đồng thời, quy định cụ thể về đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; hạn chế và quy định chặt chẽ các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; bảo đảm công khai, minh bạch, có cơ chế đồng bộ, cụ thể để xử lý vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, nhất là liên quan tới đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất.
Đặc biệt, Nghị quyết số 18-NQ/TW yêu cầu, khi thực hiện hình thức cho thuê đất trả tiền hằng năm và quy định cụ thể các trường hợp trả tiền thuê đất một lần, phải phù hợp với tính chất, mục đích sử dụng đất, bảo đảm nguồn thu ổn định, tránh thất thoát ngân sách nhà nước. Nhà nước thực hiện giao đất có hạn mức không thu tiền sử dụng đất đối với đất sử dụng làm cơ sở thờ tự, trụ sở của các tổ chức tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo sử dụng đất vào mục đích khác phải trả tiền thuê đất cho Nhà nước theo quy định pháp luật.
Để đảm bảo việc giao đất, cho thuê đất được thực hiện công khai, minh bạch, Trung ương yêu cầu phải tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất của các doanh nghiệp nhà nước thoái vốn, cổ phần hóa và các loại đất được sử dụng đa mục đích; tăng cường phân cấp, phân quyền đi đôi với kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong chuyển mục đích sử dụng đất.
Thu hồi đất phải tuân thủ pháp luật
Đối với việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, Nghị quyết số 18-NQ/TW yêu cầu phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; chỉ được thực hiện sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt. Đối với trường hợp thu hồi đất mà phải bố trí tái định cư thì phải hoàn thành bố trí tái định cư trước khi thu hồi đất. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đi trước một bước, bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích của Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; có quy định cụ thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để sau khi thu hồi đất thì người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Thực hiện có hiệu quả việc đào tạo nghề, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất, ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi. Tiếp tục thực hiện thí điểm và sớm tổng kết chủ trương tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ra khỏi dự án đầu tư để thực hiện trước.
Để tránh tình trạng lạm quyền trong việc thu hồi đất, Trung ương yêu cầu phải quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, mục đích, phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể việc Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Tiếp tục thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại. Hoàn thiện tổ chức, bộ máy, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các tổ chức phát triển quỹ đất, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả, đủ năng lực tạo lập, quản lý, khai thác quỹ đất, thực hiện tốt nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Đặc biệt, đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, có cơ chế, chính sách để tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất tham gia với nhà đầu tư để thực hiện các dự án dưới hình thức chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Người có nhiều nhà, đất sẽ bị đánh thuế cao
Nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về đất đai, trong đó phải bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư, Trung ương yêu cầu phải có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương. Đồng thời, xây dựng cơ chế, chính sách điều tiết chênh lệch địa tô một cách công khai, minh bạch. Đặc biệt, để ngăn chặn tình trạng đầu cơ đất, Trung ương yêu cầu cần quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang. Tuy nhiên, Trung ương cũng yêu cầu cần có chính sách ưu đãi thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phù hợp với lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư; đối với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình người có công với cách mạng; những địa phương được quy hoạch sản xuất nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ các loại rừng, nhất là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng...
Như vậy, Nghị quyết số 18-NQ/TW đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước hiện nay, vì vậy được người dân đón nhận và kỳ vọng không chỉ tháo gỡ mọi vướng mắc, khơi thông những tồn tại trong cơ chế, chính sách và công tác quản lý mà còn tạo sức bật từ nguồn lực đất đai, nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề cực kỳ quan trọng còn lại là việc cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai thực hiện nghị quyết bằng những giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tế của đơn vị, địa phương mình hay không?