88Point

“Với một người lành lặn, khi làm việc đã không dễ, còn m&igr tỉ số benfica

【tỉ số benfica】Vượt lên số phận

“Với một người lành lặn,ượtlnsốphậtỉ số benfica khi làm việc đã không dễ, còn mình bị liệt hai chân thì gian nan lắm, nhưng phải vươn lên vì ít nhất mình còn đôi tay lành lặn mà...”, anh Võ Văn Nên, ở ấp Mỹ Hòa, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ câu chuyện vượt lên số phận của bản thân mình.

Dù bị khuyết tật nhưng anh Nên luôn lạc quan, chăm chỉ lao động. Anh mong muốn mở một lớp dạy nghề cho những người có hoàn cảnh giống mình.

Không đầu hàng số phận

Anh Nên là một nạn nhân của chất độc hóa học, cha anh từng là bộ đội. Trong 6 anh em, chỉ có mình anh thiệt thòi với đôi chân teo tóp từ thuở lọt lòng. Ngay khi còn nhỏ, anh đã luôn muốn sống tự lập, không để mình trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội. “Hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, bản thân mình lại tật nguyền nên tôi rất sợ cuộc sống sau này sẽ khó khăn hơn. Vì vậy, tôi muốn học một nghề nào đó để có thể tự lo cho bản thân mình và giúp ích được cho xã hội”, anh Nên bộc bạch.

Vậy là từ năm 15 tuổi, anh Nên đã theo anh chị lên Thành phố Hồ Chí Minh học nghề sửa điện tử, điện cơ rồi làm việc tại đó. Hai năm sau, anh về quê rồi học thêm nghề đan lục bình, nghề sửa xe đạp, xe máy. Cứ có điều kiện là anh học để trang bị thật nhiều vốn liếng cho cuộc mưu sinh của mình. Rồi anh mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua ít đồ nghề, mở tiệm sửa xe, sửa điện tử, điện cơ tại nhà. Tuy khuyết tật, nhưng những lúc có ai gọi đi sửa, anh không ngần ngại đến tận nơi để phục vụ bà con. Sau này anh còn học được nghề làm cửa sắt để tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

Bên cạnh đó, anh Nên còn mạnh dạn đầu tư, xây dựng các mô hình chăn nuôi. Trên khoảng đất nhỏ sau nhà, anh đã từng nuôi cá diêu hồng, nuôi gà rồi nuôi heo. Tuy trải qua nhiều lần thua lỗ, thất bại nhưng anh không nản lòng mà quyết tâm nghiên cứu, thử nghiệm các mô hình mới hiệu quả hơn. Hiện tại, anh Nên đang nuôi 500 con lươn bố mẹ, hàng ngàn lươn con và 4.000 con ba ba. Sắp tới, anh dự định tiếp tục phát triển việc nuôi ba ba và nuôi thêm gà để phát triển kinh tế. Nhờ sự quyết tâm và lao động không ngừng nghỉ mà anh đã trở thành một trụ cột vững chãi của gia đình, là điểm tựa cho vợ và 3 con nhỏ.

Lan tỏa yêu thương và nghị lực

Nhiều năm nay, anh Võ Văn Nên là hội viên Hội Nạn nhân chất độc da cam - Người khuyết tật - Trẻ mồ côi huyện Phụng Hiệp. Anh đã luôn làm tốt vai trò của mình khi đồng hành cùng hội trong nhiều hoạt động quyên góp vì những đối tượng yếu thế của huyện. Theo ông Trương Tấn Hoằng, Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam - Người khuyết tật - Trẻ mồ côi huyện Phụng Hiệp, nhận xét: “Anh Nên là một nạn nhân chất độc da cam có hoàn cảnh khó khăn, sức khỏe yếu nhưng luôn nỗ lực vươn lên, học nhiều nghề khác nhau để tự lực mưu sinh. Ngoài ra, anh còn có tấm lòng thiện nguyện, luôn tích cực giúp đỡ những người xung quanh, nhất là những người khuyết tật như mình”.

Thời gian qua, công việc của anh Nên chịu nhiều ảnh hưởng do dịch Covid-19. Tuy cuộc sống gia đình có phần khó khăn hơn, nhưng anh cũng có thêm thời gian để nghĩ về những số phận kém may mắn xung quanh mình. Với số tiền bảo trợ xã hội nhận được hơn 500.000 đồng mỗi tháng, anh dành hết cho công việc thiện nguyện. Từ tháng 3-2021, anh Nên bắt đầu mua hoặc xin lại xe đạp, xe lăn, xe lắc cũ, rồi tự bỏ tiền, bỏ công ra để sửa chữa, hoàn thiện và đem tặng lại cho học sinh nghèo, người bán vé số, người già neo đơn, không phương tiện đi lại, đến nay anh đã trao hơn 20 chiếc xe các loại, với chi phí sửa chữa khoảng 450.000 đồng/chiếc. Ngoài ra, anh cũng lan tỏa tinh thần yêu thương và san sẻ đến gia đình để họ cùng đồng hành với anh trong công việc ý nghĩa này.

Trong thời gian tới, anh Nên sẽ tiếp tục duy trì việc sửa chữa và trao tặng xe cho người có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, anh mong muốn thông qua hội để tập hợp những người khuyết tật, không có nghề nghiệp, việc làm ổn định và mở một lớp dạy nghề sửa chữa điện cơ, xe đạp, xe máy tại gia, do anh trực tiếp hướng dẫn. Ngoài ra, anh sẽ tặng cho họ những đồ nghề cơ bản để họ làm nghề. Anh Nên chia sẻ: “Tuy bị khiếm khuyết, nhưng tôi thấy mình may mắn hơn nhiều người khác khi còn có cái nghề, còn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp hội. Ở ngoài kia, có nhiều người họ còn khó khăn hơn vì không có nghề nghiệp để trang trải cuộc sống, phải dựa vào gia đình, không ít người bị sa ngã. Tôi muốn giúp họ có một cái nghề để họ có thể tự lập được, nhẹ gánh cho gia đình và xã hội”.

Với những việc làm thiện nguyện đó, vừa qua, anh Võ Văn Nên được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động hội, chăm lo giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin trên địa bàn tỉnh. Được xem là một tấm gương, là người truyền cảm hứng sống cho nhiều người khác, anh nhắn nhủ: Những nạn nhân chất độc da cam, những người khuyết tật hãy cố gắng vươn lên, không tự ti, không để bản thân mình trở thành gánh nặng cho xã hội. Hãy luôn trân trọng cuộc sống và hòa nhập cộng đồng, để người đời nhìn mình bằng khác đi: “tàn nhưng không phế”.

Dành hết số tiền bảo trợ xã hội nhận được để làm thiện nguyện

Với số tiền bảo trợ xã hội nhận được hơn 500.000 đồng mỗi tháng, anh Nên dành hết cho công việc thiện nguyện. Từ tháng 3-2021, anh bắt đầu mua hoặc xin lại xe đạp, xe lăn, xe lắc cũ, rồi tự bỏ tiền, bỏ công ra để sửa chữa, đã có hơn 20 chiếc xe các loại được anh sửa xong và gửi tặng cho học sinh nghèo, người bán vé số, người già neo đơn, không phương tiện đi lại…

 

Bài, ảnh: ĐANG THƯ

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap