21h20 tối 26-10,ờchốngchọitrecircnbiểncủangưdacircnbịđacircmchigravemtàtrang bong da tàu SAR 412 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (Danang MRCC) đưa 13 ngư dân trên tàu cá Bình Định số hiệu BĐ 95393 TS do ông Võ Văn Lẫy (33 tuổi) làm thuyền trưởng, cập cảng Đà Nẵng. Các ngư dân đã ổn định sức khỏe và tinh thần khi phải chống chọi hơn 4 giờ trên biển, sau khi tàu cá bị một tàu nước ngoài đâm chìm.
Vẻ mặt thất thần, thuyền trưởng Lẫy cho biết con tàu cùng số ngư cụ bị chìm ở khu vực biển cách Đà Nẵng 60 hải lý có giá trị hơn 5 tỷ đồng, chưa kể 10 tấn cá và 300 triệu mà ông vừa bán cá mang theo trong chuyến đi biển 3 ngày trước. "Giờ mọi thứ đã mất trắng. Nhưng may mắn anh em đã về được đất liền", ông Lẫy chia sẻ và cho biết con tàu của ông không mua bảo hiểm thân tàu.
Vị thuyền trưởng vốn dạn dày sóng gió kể, khoảng 12h30 trưa 26-10, ông cùng 12 thuyền viên khác đang nằm ngủ trưa, bất ngờ nghe tiếng "ầm" bên mạn trái. "Thân tàu đã rách toác, nước tràn vào. Tôi chỉ kịp báo cho tàu của ông Nguyễn Hiển Phức gần đó qua bộ đàm, nhờ cầu cứu tàu cứu hộ, rồi tức tốc hạ thúng chai xuống biển. Lúc đó có gọi tàu nước ngoài đã đâm nhưng họ không quay lại cứu giúp", ông thuật lại.
Tàu SAR 412 đưa 13 ngư dân tàu cá Bình Định về Đà Nẵng tối 26/10. Ảnh: Nguyễn Đông. |
5 phút sau, con tàu BĐ 95393 TS chìm nghỉm dưới biển. Ông Lẫy nhanh tay cầm theo một số giấy tờ của tàu mình xuống thúng chai, lấy giấy bút ghi được số hiệu tàu đâm tàu của mình, hi vọng khi cung cấp cho cơ quan chức năng sẽ yêu cầu tàu nước ngoài bồi thường thiệt hại. Theo ông, thủ phạm đâm tàu ông là tàu hàng màu đen, có bốn cần cẩu phía trên, và có chữ "M" trên cột khói sơn màu đỏ.
"Nhiều năm đi biển, trải qua bao trận bão, tàu hỏng nhưng chưa bao giờ tôi thấy lo sợ như hôm nay", ngư dân Võ Văn Bồng (38 tuổi, trú xã Hòai Hương, huyện Hòai Nhơn, Bình Định) kể. Ông cho biết khi ngồi dưới thúng chai, do quá chật chội và chòng chành nên anh em động viên nhau giữ nguyên vị trí, phân công người tát nước bằng bát ăn cơm và chèo cho thúng khỏi chìm, mong sớm thấy tàu cứu hộ.
Theo ông Bổng, khi đó có một số tàu cá Việt Nam ở gần nhưng đang giờ ngủ trưa nên không hay biết. Khoảng 4 giờ lênh đênh trên biển, một tàu cá Bình Định biết chuyện quay lại đưa 13 ngư dân cùng thúng chai lên boong. Lúc đó mọi người mới dần chấn tĩnh. "Sau đó chúng tôi nhìn thấy con tàu màu đen quay lại nhưng họ chỉ chạy ở phía xa chứ không lại gần hỏi han", ông nói thêm.
Thuyền trưởng tàu cứu hộ SAR 412 Phan Xuân Sơn cho biết, khi ra đến hiện trường tàu cá Bình Định bị đâm chìm, ông có nhìn thấy tàu nước ngoài theo số hiệu ông Lẫy cung cấp đang lòng vòng gần khu vực tàu BĐ 95393 TS bị chìm. "Qua quốc kỳ của tàu nước ngoài, chúng tôi xác định được đây là tàu của Liberia chạy theo hải trình từ Trung Quốc đi Singapore. Có thể không phải là tàu của nước này nhưng chủ tàu có thể mua lại quốc tịch để treo cờ", ông Sơn nói.
Thuyền trưởng Lẫy kể lại sự việc với bộ đội biên phòng. Ảnh: Nguyễn Đông. |
Cũng theo ông Sơn, do đã có số hiệu tàu nên hoàn toàn có thể tìm và bắt được tàu gây ra vụ chìm tàu cá Bình Định. Phía tàu SAR 412 cũng đã liên lạc với tàu mang cờ Liberia để xác nhận tàu này đã đâm tàu cá của ông Lẫy lúc 12h30. Ban đầu, thuyền viên trên tàu lờ đi không trả lời nhưng sau đó họ cho biết cơ quan của tàu sẽ đứng ra giải quyết. "Tôi có đề nghị gửi bức điện về Đài duyên hải và Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứn nạn hàng hải Việt Nam để xác nhận tình trạng và trách nhiệm phải chịu. Họ nói là sẽ gửi", ông Sơn thông tin và nhận định Cục hàng hải sẽ điều tra được vụ việc.
Khi nghe tin tàu cá của thuyền trưởng Lẫy gặp nạn, vợ con và người thân 13 ngư dân cùng quê Bình Định đã khóc ngất. "Ngồi trên tàu cứu hộ, tôi cầm chằm chằm điện thoại canh sóng điện thoại và gọi ngay cho vợ con. Khi ấy vợ tôi vẫn còn khóc nhưng đã bình tĩnh động viên tôi cùng các anh em", ngư dân Tôn Văn Cạng (26 tuổi, quê xã Hoài Hương) nói.
Tối nay, các ngư dân tạm ngủ lại trên tàu SAR 412. Bộ đội biên phòng Đà Nẵng đã đến cảng của Danang MRCC ghi nhận tường trình của các thuyền viên để điều tra, làm rõ thủ phạm gây ra vụ chìm tàu. "Tạm thời chúng tôi đề nghị cơ quan chức năng Đà Nẵng hỗ trợ cho các ngư dân để đảm bảo vật chất trước mắt, vì họ không còn tiền bạc", đại úy Hà Văn Phượng, đồn biên phòng Sơn Trà nói với PV.
Nguồn VnExpress