Chưa phản ánh đầy đủ thực tế vi phạm
Tình trạng hàng giả,ửlýviphạmvềhànggiảhàngnháiChếtàichưađủmạlyon vs nice hàng nhái, hàng xâm phạm quyền SHTT vẫn đang tiếp diễn và ngày càng gia tăng theo chiều hướng tinh vi. Thậm chí, có thương hiệu uy tín, được người tiêu dùng ưa chuộng vừa ra mắt sản phẩm mới, ngay lập tức, mặt hàng đó đã bị làm giả, làm nhái. Là một trong những lực lượng chủ công trong chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên thị trường nội địa, mỗi năm, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) xử lý hàng chục nghìn vụ về hàng giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, xâm phạm quyền SHTT, chuyển nhiều vụ việc cho cơ quan công an để khởi tố hình sự.
Cần xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về hàng giả, hàng nhái |
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ (Tổng cục QLTT), kết quả thực thi của các cơ quan chức năng chưa phản ánh đầy đủ thực tế vi phạm trên thị trường, công tác đấu tranh trên "mặt trận" này vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế và bất cập. "Về khách quan, chúng ta còn nhiều hạn chế về nguồn lực. Chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe, chủ yếu vẫn là xử lý vi phạm hành chính, ít vụ việc bị khởi tố hình sự, xử lý dân sự ít; một số văn bản quy phạm phát luật còn quy định chưa thống nhất" - ông Nguyễn Đức Lê chia sẻ.
Ngoài ra, hiện nay, có rất nhiều cơ quan thực thi có thẩm quyền xử lý hàng giả, xâm phạm quyền SHTT dẫn đến chức năng, nhiệm vụ bị chồng chéo; cơ chế phối hợp vẫn chưa đồng bộ, phân tán…
Đề nghị xử lý hình sự với hành vi tái phạm nhiều lần
Lợi dụng chế tài xử lý vi phạm hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT vẫn còn nhẹ, đặc biệt với hàng vi phạm có trị giá thấp hơn mức xử lý hình sự (200 triệu đồng), trong khi lợi nhuận thu được từ kinh doanh mặt hàng này lớn, một số đối tượng vẫn tái phạm nhiều lần.
"Trong quá trình tham gia góp ý Dự thảo Luật SHTT cũng như sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự, Tổng cục QLTT đã đề nghị xử lý hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền SHTT có yếu tố tái phạm. Đối với xử lý hàng hóa giả mạo SHTT, Tổng cục QLTT cũng tham gia kiến nghị sửa đổi, bổ sung hướng dẫn, quy định về vấn đề quy mô thương mại, đồng thời bổ sung xử lý hình sự đối với hành vi tái phạm sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo SHTT" - ông Nguyễn Đức Lê nhấn mạnh.
Hiện, Tổng cục QLTT đã ban hành Quyết định số 888/QĐ-TCQLTT ngày 22/3/2021 về Kế hoạch đấu tranh, phòng, chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền SHTT giai đoạn 2021- 2025. Chuyên đề này được triển khai theo lộ trình đến năm 2025, tập trung thực hiện đồng bộ các hoạt động tuyên truyền, ký cam kết, kiểm tra, xử lý vi phạm nhằm hướng đến đạt được các mục tiêu ngăn chặn triệt để hành vi kinh doanh, bày bán công khai hàng giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, xâm phạm quyền SHTT trên thị trường truyền thống cũng như trên môi trường thương mại điện tử.
Đấu tranh với tình trạng hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT là quá trình gian nan, vất vả và không chỉ của riêng một tổ chức hay cá nhân nào, cần sự chung tay của toàn xã hội. |