Mới đây,ảicấpcứusaukhibiếtđiểmthivàolớk quả bóng đá Khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E, đã tiếp nhận một nam sinh tại Hà Nội vào khám vì các rối loạn tâm thần do áp lực thi cử. Người nhà cho biết sau kỳ thi vào lớp 10, học sinh này chán nản, không dám về nhà vì điểm số không như kỳ vọng.
Sau đó, nam sinh dùng dao cắt tay và cổ để tự sát, gia đình phát hiện nên đưa em vào bệnh viện cấp cứu. Khi sức khỏe thể chất ổn định, bệnh nhân được chuyển qua điều trị sức khỏe tâm thần.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Viết Chung, Trưởng khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E, cho biết nam sinh này bị rối loạn cảm xúc.
Những trường hợp như học sinh trên không hiếm. Sau mỗi kỳ thi, Khoa Sức khỏe Tâm thần đều tiếp nhận các ca bệnh rối loạn tâm thần như vậy. Các học sinh đã phải chịu áp lực, căng thẳng trong suốt qua trình ôn thi. Khi kết quả thi không như mong đợi, các em sẽ chán nản hơn và có các phản ứng cấp như stress, lo âu, mất ngủ, suy nhược thần kinh.
Trường hợp nặng hơn sẽ có những rối loạn trầm cảm, thậm chí tự sát. Một số học sinh có thể tìm tới các chất kích thích như bóng cười, cần sa, chất hướng thần, đồ uống có cồn… để giải tỏa tâm lý.
Bác sĩ Chung khuyến cáo sau mỗi kỳ thi, con có điểm số không như kỳ vọng, gia đình nên chấp nhận thực tế. Cha mẹ tuyệt đối không phán xét, so sánh kết quả điểm số của con với các bạn khác.
Gia đình cần phát hiện sớm trẻ có những biểu hiện rối loạn cảm xúc để hỗ trợ các em. Với trường hợp cần can thiệp tâm lý, khám sức khỏe tâm thần, phụ huynh nhanh chóng đưa con đi khám.
Theo Thạc sĩ Chung, dưới đây là các biểu hiện trẻ bị rối loạn cảm xúc:
- Thay đổi tính cách như trầm tính hơn, buồn vô cớ, hay khóc, thích ở một mình.
- Có dấu hiệu bất an, bồn chồn, dễ cáu gắt, đi lại nhiều, đứng ngồi không yên.
- Mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn.