【soi keo valencia】Kẻ vui người buồn
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 08:06:28 评论数:
Giỗ ngoại năm kia trùng với thời điểm gia súc lở mồm long móng lan tràn nên bị tiêu hủy hàng đàn,ẻvuingườibuồsoi keo valencia hàng đống. Vậy nên, sau cả năm đại gia đình mới hội tụ nhưng thay vì rôm rả là những khuôn mặt ỉu xìu. Mẹ tôi nói như mếu: “Nhìn hai con heo nái cả tạ với hai đàn heo con nung núc phải chở đi chôn mà đứt từng khúc ruột!”. Dì Ba thì chép miệng rồi thở dài bởi cặp bò được các nhà hảo tâm trao tặng đã chết, làm tan giấc mơ thoát nghèo ấp ủ bấy lâu. Giọng dì đẫm nước mắt: “Cả năm nhìn vào chuồng bò để hy vọng, giờ thì… hết rồi!”. Dì đưa tay lên khóe mắt, lắc đầu bất lực, liền đó là khoảng lặng kéo dài. Con cháu xúm vào động viên, dì mới tươi tỉnh chút ít. Mẹ tôi thì tự an ủi theo kiểu dựa vào đám đông: “Thôi thì cả làng cả xã, chứ đâu riêng mình…”. Là nói vậy, nhưng chốc chốc bà lại quay về đàn heo vừa bị tiêu hủy rồi xuýt xoa, tiếc nuối: “Vậy mà định có tiền heo sẽ sửa lại nhà. Đúng là người tính không bằng trời tính!”.
Duy có Hạ – con dì Tám tôi dường như đứng ngoài nỗi đau chung; hơn thế, cậu vui ra mặt. Kể cũng lạ, trong khi gia súc các nhà kế bên lăn ra chết như ngả rạ nhưng của Hạ thì “chẳng rụng cái lông” - như cậu tự sướng. Mặc những người bà con đau lòng vì dịch, Hạ hớn hở kể về đàn bò phổng phao ngó thấy, bầy heo lớn nhanh như thổi của mình. Cậu đắc ý với dự đoán ích kỷ: “Chắc sắp tới, rau cám rẻ lắm đây...”; rồi: “Tết này, thịt bò thịt heo tha hồ lên giá, ai không bị dịch chắc rung đùi, hốt bạc!”. Không để ý nỗi buồn của người thân, cậu mặc sức vuốt ve, kéo dài niềm vui riêng bằng cách tô vẽ khoản thu ngất ngưởng từ đàn gia súc. Thế vẫn chưa đã, Hạ gián tiếp chọc vào nỗi đau người khác: “Nhiều người chăn nuôi nhưng không coi trọng thú y thì khác nào đánh bạc với trời, thua là phải!”.
Chị Hiền - con dì Năm tôi dị ứng với cậu em đang vui dửng dưng, liền choảng lại: “May hơn khôn, cậu đừng có gáy!”. Hạ có vẻ xuống thang, bớt bốc đồng nhưng giọng phét lác vẫn oang oang, bất chấp những tiếng hứ háy xung quanh. Chị Hiền nhìn thẳng mặt cậu em, cứ như quát: “Cậu tắt đài được rồi đấy!”. Hạ liền đổ vấy cho người khác: “Chị ganh tị với tôi chắc!?”. Đáp lại là cái trừng mắt cùng những lời hệt như mũi nhọn: “Tôi chẳng thèm! Nhưng vui vênh váo trước nỗi buồn của người khác là độc ác đấy!”. Hạ trơ mặt, im thít.
Ngày giỗ ông bà ngoại năm ngoái đúng dịp các trường đại học công bố điểm sàn tuyển sinh năm học mới. Lại một năm, đại gia đình có ít kẻ vui nhiều người buồn khi năm đứa cháu thi đại học thì bốn đứa trượt. Các cháu buồn, ba mẹ buồn theo. Người nhà tặc lưỡi, động viên nhau: “Học tài thi phận”; “Thôi thì, học cao đẳng vậy”; “Sang năm thi lại cũng được”...
Hạ vẫn là người vui bất tận khi con gái đầu đậu đại học, mà đậu những hai trường nổi tiếng ở Huế và Hà Nội. Suốt bữa cỗ, cậu thao thao như đứng trên diễn đàn; nào là con bé ham học chi lạ, học đến quên ăn quên ngủ, gầy rộc cả người; nào là phương pháp học tập rất hiệu quả của nó được phổ biến cho cả trường; học thế mà không đậu mới lạ... Hạ than theo kiểu tự sướng: “Khổ, đậu hai trường đều ngon, không biết chọn trường nào!?”. Cậu dự đoán con sẽ được học bổng và hơn thế: “Nó học trường danh giá, sau này khỏi lo xin việc, không chừng còn được doanh nghiệp tài trợ ngay khi còn trên giảng đường”.
Ông bố có con đậu đại học quay qua quay lại hỏi điểm thi khiến các sĩ tử vừa “đậu phải cành mềm” ngượng ngùng, xấu hổ. Khi con trai tôi bảo, nó trượt đại học nhưng đủ điểm học cao đẳng, cậu gạt ngang phũ phàng: “Học trường đó tốn tiền lắm; vả lại, sau này xin việc sao được?!”. Thằng bé đang khấp khởi vui bỗng cụt hứng, tẽn tò.
Nhưng người buồn nhất trong ngày giỗ có lẽ là Trung – cháu ngoại dì Ba. Nghe cậu Hạ khoe chuyện học của con, nó cúi gằm mặt, đứng co ro một góc rồi tìm cách tránh đi bằng cách phụ giúp bưng bê, bày dọn cỗ bàn. Nó buông đũa sớm, ra vườn lơ đãng ngắm cây trái rồi với lý do đã tới giờ làm, xin phép về trước. Thằng cháu này từng chới với trong vòng xoáy khiến cha sầu mẹ khóc và đời tưởng như đã toang. Khi đang học đại học, Trung lao vào cá độ; thế là mô - tô, máy tính bán sạch; lại trốn chui trốn lủi vì đám cho vay nặng lãi bám riết đòi “xin tí tiết”. Cùng đường, ba mẹ nó phải bán đất, cứu con. Giờ thì nó đã “rũ bùn đứng dậy”, chí thú với nghề nhôm kính. Chỉ mới vài năm mà xưởng của nó nổi tiếng cả thị xã, phải kêu thêm thợ, mở rộng địa bàn làm ăn.
Người nhà lần lượt rời mâm cỗ qua bàn uống nước nhưng Hạ vẫn say chuyện miên man. Chẳng cần biết cảm xúc của người thân, cậu tiếp tục quảng bá con, hết con gái vừa đậu đại học, lại đến con trai đang lớp 11. Với thằng con thì cậu có vẻ chừng mực, nhưng chê cũng chẳng khác gì khen: “Thằng này học tài tử lắm, nhác nhưng thông minh, lớt phớt nhưng điểm vẫn cao chót vót”. Cậu bảo, sẽ cho con thi ngành thật “hót”, cứ phải như chị nó.
Thấy cậu em ngất ngây giữa trời mây, chị Hiền vỗ vai đưa cậu về mặt đất: “Nè, bé út của tôi học lớp với thằng con cậu, nó bảo thằng ấy hay trốn học, lại kết bè với đám tiểu yêu trên thị trấn, bị nhà trường cảnh cáo đấy. Cậu coi chừng!”. Hạ giật mình, cãi lại: “Không, nó vẫn đi học đều”. Chị Hiền vặt lại: “Đi học nhưng có đến lớp không, cậu theo sát nó cả ngày không?”. Hạ đần mặt, đang bừng bừng khí thế bỗng xẹp như con gián bị cắt chân, mặt ngơ ngơ như không muốn tin điều vừa nghe. Chị bồi thêm: “Cậu cứ ngồi đó mà khoe con, có khi nó hư, không kịp hối đấy!”.
Chẳng ai ngờ dự báo ấy ứng nghiệm nhanh đến vậy. Giỗ ông bà ngoại năm nay, đã tới giờ cúng mà Hạ vẫn chưa về. Chị Hiền bảo, chắc cậu buồn vì thằng con hư. Thằng này cứ đu theo đám choai choai hư hỏng trên phố rồi trượt dài, cuối cùng rơi tự do theo phương thẳng đứng. Nó trốn học, chơi bời, rồi đánh lộn, trộm cắp… Khi nhà trường chưa dùng tới hạ sách đuổi học thì nó đã tự xử bằng cách bỏ đi hoang. Hạ thiếu điều lạy con quay lại trường lớp, nhưng nó phóng xe lao theo những đam mê hủy hoại. Nhắc đến Hạ, chị Hiền nhếch mép: “Đấy, cười người năm trước, năm nay người cười!”. Cậu Hai khoát tay, không cho sự hả hê cay độc của cô cháu kịp phát tác: “Đừng xát muối vào vết thương người khác!”.
Theo chị Hiền, nhân tiện cả nhà đông đủ, anh em nên chung góp để có chút quà mừng bé Bình vào đại học; qua đó biểu dương con nhỏ đồng thời khích lệ các cháu trong nhà. Bình là con dì Út tôi, tất nhiên nhỏ nhất trong đám cháu nội, cháu ngoại nhà này. Mẹ mất sớm, bố tục huyền nên nó ở với bà ngoại. Bà ngoại mất, nó được cậu mợ Hai cưu mang. Trắc trở là vậy nhưng Bình học giỏi, vừa đỗ thủ khoa trường đại học sư phạm. Chị Hiền trải lòng, vẻ nôn nóng: “Bà con hàng xóm còn quyên góp giúp đỡ nó, người nhà dửng dưng sao được?!”. Ai cũng hồ hởi tán đồng đề xuất của chị.
Cậu Hai lên tiếng, giọng vui rưng rưng: “Cảm ơn các cô, các cháu có lòng thương con bé…”. Cậu đưa mắt ngó quanh, không thấy Hạ, mới nói khẽ: “Nếu ai có quà cho Bình thì cứ gọi riêng nó ra. Đừng phô trương làm gì bởi tôi sợ Hạ chạnh lòng, càng thêm buồn…”. Chị Hiền phang ngang: “Kẻ vui người buồn là chuyện thường, có khi nỗi buồn cũng giống như ớt, sẽ cho người ta sáng mắt ra, cậu ạ!”. Cậu Hai nhăn mặt, xua tay: “Vô tình trước nỗi đau của người khác là không nên đâu!”. Thế là cả nhà làm theo lời cậu.
Suốt bữa giỗ, Hạ khép nép, lặng thinh như cái bóng, đến nhìn người thân cũng có vẻ ngượng. Nếu những lần trước, chưa thấy Hạ đã nghe tiếng thì lần này cậu ta lơ đãng trước bà con, vẻ như sợ bị hỏi thăm vậy. Biết thế nên không ai nhắc đến chuyện dễ làm ông bố đau khổ tổn thương thêm.
Khi thấy Hạ đứng một mình ở góc sân, ý như muốn về, Trung kéo cậu lại, hỏi khẽ: “Thằng nhỏ bỏ học rồi, giờ cậu tính sao?”. Hạ buông tay bất lực, lắc đầu, giọng như rên: “Tính sao? Bó tay!”. Trung nắm tay cậu, chia sẻ như với một người bạn: “Dù nó không thành tài nhưng nhất định phải thành người, cậu ạ”. Trung đăm chiêu một lát rồi thăm dò trong quả quyết: “Hay cậu cho em nó làm thợ nhôm kính với con. Thằng này để con rèn cho!”. Hạ ngước nhìn đứa cháu từng lầm lỗi, ánh mắt chán chường chợt long lanh, lời vui lắp bắp: “Ôi… quý quá…cảm ơn con!”. Hai cậu cháu ngồi với nhau lâu thật lâu.
Trước khi ra về, anh em trong nhà lần lượt gọi Bình lại bóng cây mít ở mé sân, kèm lời chúc mừng là chút quà cho đứa em sắp vào đại học. Hạ ngồi lặng nhìn cảnh ấy rồi cũng gọi cô bé lại và mở ví…
NGUYỄN TRỌNG HOẠT