Chương trình Dân hỏi - Thành phố trả lời tiếp tục giải đáp thắc mắc về chủ đề kiểm soát dịch trong kinh doanh,òngnhiễmdịtrận chelsea tối nay ăn uống tại chỗ...
XEM CLIP:
Độc giả Văn Hưng:Việc cho mở cửa phục vụ tại chỗ sẽ giúp hàng quán phục hồi doanh thu. Tuy nhiên, bộ tiêu chí an toàn lĩnh vực dịch vụ ăn uống không cho phép bán rượu bia tại chỗ. Nhiều người cho rằng họ sẽ tụ tập đông, gặp gỡ thay vì ở nhà thay vì tới quán, vậy các cơ quan chức năng nghĩ gì về vấn đề này? Trường hợp quán không bán thì khách hàng có thể mang tới được không?
Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM:Trước tiên chúng ta không được chủ quan. Chính vì mở từng bước một nên dịch vụ ăn uống này mới được mở cửa trở lại. Chúng ta nhớ trong giai đoạn giãn cách, cả bán mang về cũng không được, các hàng quán ăn uống phải đóng cửa hết. Sau đó, mới mở cửa trở lại. Đầu tiên cho bán mang về, giờ thì cho bán tại chỗ. Nhưng vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, đặc biệt là sử dụng rượu bia, bởi khi sử dụng chúng ta giao lưu, chúng ta tình cảm gặp nhau thành ra tiềm ẩn nguy cơ lớn.
Để đáp ứng mong mỏi của người dân, TP đã cho phép thí điểm bán rượu bia tại các cơ sở kinh doanh ăn uống tại quận 7 và TP. Thủ Đức. Rất mong những con số ca người mắc chúng ta có thể bảo toàn, nếu không thì cũng giảm được. Còn nói thật thì chỉ trong vòng vài ngày tới, hoặc sau 2 tuần mà hai nơi thí điểm này số ca tăng vọt thì tôi nghĩ sẽ lại không cho bán bia rượu tại quán ở toàn thành phố.
Điều quan trọng nhất là mỗi người dân phải nhất quán trong việc bảo vệ sức khoẻ của mình.
Thật sự mà nói cứ đóng hoài cũng không chịu nổi. Nhưng mở nếu chúng ta mở một cách tự do và người dân thoải mái tự do quá không khác nào “đốt bỏ” tất cả những gì mình cố gắng, mình làm. Như vậy, tôi nghĩ thú vui gặp nhau uống rượu cũng vui đó, nhưng nó không đáng gì so với nỗi buồn phải tiễn đưa người thân, hay bản thân mình ra đi.
Luật không cấm anh từ quận huyện khác nghé Quận 7, TP. Thủ Đức. Người dân mà vào những quán có bán rượu bia ở hai địa phương này phải đáp ứng theo bộ tiêu chí: quét mã QR cũng như khai báo y tế. Song, liệu có đáng không. Đi bảy quảng đồng tới, lúc về có thể khuyến mãi thêm “con Covid” để thành F0 thì thôi xong.
Chúng ta phải ý thức trong việc ăn nhậu. Mình đã mất một thời gian dài cố gắng rồi, giờ chịu khó thêm một chút nữa thôi.
Độc giả Mỹ Linh:Cửa hàng tôi thì cần điều kiện gì để có thể mở lại tại chỗ và khi mở lại thì có cần phải đăng ký hay không?
Bà Phạm Khánh Phong Lan:Chúng tôi đã xây dựng bộ tiêu chí hết sức đơn giản. Có 4 tiêu chí cho đối tượng gồm: thứ nhất là cơ sở đó cần cái gì; thứ 2 chủ cơ sở phải làm cái gì; thứ 3 khách đến thì phải làm như thế nào; thứ 4 người làm việc ở cơ sở đó.
Riêng đối với cơ sở, điều đầu tiên là phải đáp ứng những tiêu chuẩn về đảm bảo điều kiện về an toàn thực phẩm. Ở đây chính là giấy đủ điều kiện an toàn thực phẩm, do cơ quan chức năng thẩm định và cấp phép. Chúng tôi cũng có phân cấp, nếu như là hộ kinh doanh cá thể thì do các quận, huyện cấp, còn doanh nghiệp do Ban quản lý an toàn thực phẩm cấp.
Ở đây thì chỉ cần giấy phép này còn hiệu lực. Nếu hết hiệu lực, chúng ta sẽ gia hạn, sẽ đăng ký để được gia hạn. Một giấy phép này thường có hạn 2-3 năm tuỳ loại.
Có điều tình trạng là hiện giờ tôi nghĩ không phải là thời điểm cho các quán xin mở mới.
Còn nếu trước nay chúng ta chưa từng hoạt động thì đương nhiên phải làm tất cả các thủ tục, phải được Sở Thông tin và truyền thông cấp mã QR, khách hàng đến để kiểm tra. Cơ sở kinh doanh cũng phải đáp ứng các điều kiện phòng chống dịch như: cách bố trí khoảng cách ghế bán ở trong quán, vệ sinh khử khuẩn ra làm sao, có các phương tiện trợ giúp khách hàng.
Độc giả Minh Nhật:Các nhà hàng tại khách sạn có được phép phục vụ khách đến lưu trú khi TP có chính sách mở cửa hoặc cho hoạt động du lịch không? Độc giả Hoa Lê:Khi dịch vụ ăn uống được hoạt động trở lại, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ được quan tâm như thế nào?
Bà Phạm Khánh Phong Lan:Các nhà hàng trong các cơ sở lưu trú, hoặc những cơ sở phục vụ du lịch được áp dụng, là không có ràng buộc về rượu bia hay giờ mở cửa như các quán ăn bình thường, với chủ ý là phục vụ du lịch. Nhưng thực tế là giờ lấy đâu ra khách du lịch, nên cũng chưa ảnh hưởng gì. Các nhà hàng tại khách sạn, ngoài khách của khách sạn, vẫn được phép đón khách ở bên ngoài tuy nhiên vẫn phải quét mã QR để quản lý và khai báo y tế.
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề tôi rất băn khoăn trong suốt quá trình chúng ta giãn cách. Bởi, trên thực tế, khi dịch bệnh chúng ta cấm, chợ đóng cửa, các cửa hàng thực phẩm không phục vụ được trong khi nhu cầu của người dân vẫn có. Cho nên, có tình trạng là từ tháng 10 đến nay đã hình thành những chợ tự phát có nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, còn tình trạng mua bán qua mạng, khó kiểm soát chất lượng hàng hóa. Từ khi chúng ta bớt giãn cách, mở rộng, cho phép các cơ sở dịch vụ ăn uống được mở lại, đi kèm với việc thanh, kiểm tra.
Độc giả Nguyễn Lưu:Trong bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cửa hàng kinh doanh ăn uống trên địa bàn có tiêu chí về đảm bảo an toàn về thực phẩm tại cơ sở phải thực hiện đúng theo quy định. Như vậy, các điều kiện an toàn thực phẩm các cơ sở cần đảm bảo là gì?
Bà Phạm Khánh Phong Lan:Một khi các cơ sở có giấy tờ đáp ứng đúng yêu cầu, đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, nói nôm na, các điều kiện an toàn thực phẩm gồm tiêu chí về nguồn gốc xuất xứ, xuất trình được giấy tờ, có hóa đơn. Điều kiện thứ hai là trách nhiệm và kiến thức của người hành nghề. Thứ ba là quy trình đảm bảo sạch sẽ, chống lại ô nhiễm, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Kể cả trước, trong hay sau dịch, một khi là cơ sở dịch vụ ăn uống thì luôn cần đảm bảo các tiêu chí đó, nếu không sẽ bị phạt hay bị đóng cửa, tùy theo mức độ sai phạm.
Độc giả Thu Hoa:Vậy người dân cần làm gì khi phát hiện cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như không có các biện pháp phòng chống dịch theo bộ tiêu chí?
Bà Phạm Khánh Phong Lan:Điều đầu tiên là đừng có vô đó ăn, sau đó báo cho cơ quan chức năng. Như vậy, sẽ góp phần quản lý, kiểm soát. Thực ra, việc này được phân công xuống cấp phường, xã, trên địa bàn mỗi cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đảm bảo tiêu chí kép: một là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hai là đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Từ đó các đoàn kiểm tra có thể làm việc.
Nhưng đương nhiên với một thành phố nhiều triệu dân, với hàng chục nghìn cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, tôi không thể hứa là đoàn giám sát, các cơ quan chức năng từ phường, xã, thị thị trấn, quận huyện cho đến Ban An toàn thực phẩm có thể theo dõi 24/24 giờ. Cái đó làm không được.
Nhưng cái chính là ý thức và cảnh báo, cùng chia sẻ của người dân để cho việc quản lý được tốt hơn, đồng thời nâng cao ý thức của chủ cơ sở kinh doanh.
Độc giả Mỹ Trang:Trong giai đoạn mở cửa để phục vụ các dịch vụ ăn uống tại chỗ thì người dân cần lưu ý những gì để đảm bảo và đóng góp cho việc phòng chống dịch hiệu quả?
Bà Phạm Khánh Phong Lan:Không phải ngẫu nhiên mà trong lúc giãn cách lại phải cấm bán ăn tại chỗ, bởi Bộ Y tế có nguyên tắc 5K. Nếu chúng ta thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ giảm bớt được nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Nhưng khi đi vào một quán ăn, nguyên tắc 5K rất khó thực hiện triệt để. Bởi, không có cách gì ăn được nếu giữ nguyên khẩu trang, rồi trong khi ăn có giao tiếp, đặc biệt là gia đình hay một nhóm bạn đi cùng, thì rất gần gũi nhau. Cho nên, mọi nguyên tắc chúng ta đặt ra chỉ có hiệu quả tương đối, nhưng hãy cố gắng thực hiện. Tức là, từ lúc quyết định ăn cho tới lúc đi tới quán, ngồi vào bàn ăn, chưa thấy đồ ăn bưng ra thì phải đeo khẩu trang. Đeo khẩu trang càng nhiều càng tốt, vì có thể chưa ăn đã nhiễm bệnh rồi.
Bản thân quán ăn làm sao phải đảm bảo sạch sẽ, có những phương tiện phòng chống dịch, người phục vụ người nấu ăn lúc nào cũng phải đeo khẩu trang. Yêu cầu người làm trong cơ sở dịch vụ ăn uống phải được tiêm vắc xin, hoặc đã từng là F0 mà đã lành bệnh,... chứ khách hàng thì mình chưa đòi hỏi đến yêu cầu đó. Một số khách hàng đi ăn còn khoe là đã trích đủ 2 mũi vắc xin rồi, nhưng vẫn có thể mang virus và gây lây nhiễm cho người khác như thường.
Cho nên, khách hàng khi đến quán thực hiện quét mã QR và khai báo y tế, để có vấn đề gì người ta có thể truy vết hoặc cảnh báo được tốt hơn. Đến quán ăn thưởng thức cũng do thèm quá, lâu ngày chúng ta chưa được ăn, rất vui vẻ nhưng cũng nên giảm thiểu thời gian, đừng ngồi lê la ở đó, đừng ngồi lâu tâm sự. Nói chung, mục tiêu của chúng ta bớt tụ tập, bớt nguy cơ truyền virus từ người này qua người khác. Chúng ta cố gắng đi để có bền vững về sau. Vì vô quán ăn là chắc chắn sẽ gỡ khẩu trang, bất đắc dĩ lúc ăn thì phải gỡ, ăn xong thì đóng liền và không có bắt chuyện với mọi người.
Quán ăn cũng phải trang bị dung dịch khử khuẩn, làm đầy đủ quy định 5K của Bộ Y tế. Việc lắp tấm chắn rất là khuyến khích nhưng chưa dám đưa vào Bộ tiêu chí. Trước đây chúng tôi cũng nghĩ đến khả năng hẹn chế trường hợp mở máy lạnh trong không gian kín mà lại tháo khẩu trang, nhưng chuyện này hơi khó áp dụng vì có nhà hàng ở trong những trung tâm thương mại, hệ thống máy lạnh của trung tâm rồi thì rất khó. Nhưng người dân phải được quyền được cảnh báo, biết được thông tin rằng nếu ngồi trong không gian kín, phòng lạnh, không khẩu trang với nhiều người lạ, mà nguy cơ đó rất nhiều, để người ta lựa chọn.
Nói chung là lúc nào cũng phải nhớ "thập diện mai phục", F0 đầy rẫy xung quanh, khi ta nhiễm vào cũng chưa biết đi về đâu. Nếu lỡ chẳng may bệnh chuyển nặng phải cấp cứu thì sự may rủi rất lớn, dù chúng ta hết sức củng cố hệ thống y tế, kịp thời cấp cứu. Đừng nghĩ là rượu, khói thuốc thì diệt được virus.
PV
Công nhân ở trọ cả 3 đợt hỗ trợ không được nhận đồng nào: Tại sao?
Chương trình Dân hỏi - Thành phố trả lời tiếp tục giải đáp thắc mắc về chủ đề thu hút lao động, hỗ trợ người lao động, hỗ trợ doanh nghiệp, phục hồi sản xuất...