【gil vicente đấu với sporting】87% người tiêu dùng Việt Nam chọn thực phẩm nội địa
Kết quả khảo sát xu hướng tiêu dùng do Công ty Nghiên cứu thị trường TNS Việt Nam vừa công bố cho thấy, người Việt tin tưởng vào thực phẩm, đồ uống do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, nhưng lại yêu thích các sản phẩm thời trang, ô tô, phụ kiện… của các thương hiệu quốc tế.
Theo Công ty TNS, 87% người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng chọn thực phẩm mang thương hiệu Việt Nam, chỉ 1% chọn hàng Trung Quốc, 1% chọn hàng xuất xứ từ Thái Lan, Malaysia hay Indonesia. Số còn lại dành cho các thương hiệu quốc tế. Tương tự, ở ngành hàng y phục, phụ kiện thời trang, hàng Trung Quốc chỉ được 1% người tiêu dùng Việt lựa chọn, trong khi tỷ lệ này đối với hàng Việt là 57%; 39% thuộc về các thương hiệu quốc tế.
Đáng chú ý, hàng Trung Quốc không thể “lấy lòng” được người tiêu dùng Việt Nam ở các ngành hàng đồ uống không cồn, đồ dùng cần thiết cho gia đình, bia và mỹ phẩm khi tỷ lệ lựa chọn là 0%. Ngoại trừ 3% người tiêu dùng được khảo sát lựa chọn quần áo Trung Quốc còn các ngành hàng khác, tỷ lệ người Việt thích chỉ đạt 1%, chứng tỏ chất lượng và sự thiếu an toàn của hàng hóa nước ngoài phẩm cấp thấp liên tục được cảnh báo trong thời gian gần đây đã khiến người Việt cẩn trọng hơn khi mua hàng. Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực như: Mỹ phẩm, ô tô, quần áo… đại đa số người tiêu dùng trong nước lại ưa chuộng các thương hiệu quốc tế.
Lý do khiến hàng hóa Việt Nam ngày càng được lựa chọn nhiều hơn là do người tiêu dùng trong nước đang quan tâm và có xu hướng tiêu thụ mạnh mẽ những sản phẩm thân thiện với môi trường, đòi hỏi cao về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.
Sau sự cố ô nhiễm môi trường biển năm 2016 và những vụ liên quan đến thực phẩm bẩn bị phanh phui, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc các loại thực phẩm. Nhu cầu tăng đột biến về các loại sản phẩm là thực phẩm hữu cơ - Organic food - của nhiều người tiêu dùng Việt Nam là minh chứng rõ nhất cho xu hướng tiêu dùng các sản phẩm sạch, giàu dưỡng chất tự nhiên, không hóa chất và thân thiện với môi trường.
Theo các chuyên gia, với dân số đông thứ ba ở khu vực Đông Nam Á, gần 70% dân số thuộc độ tuổi lao động (16 - 60 tuổi), Việt Nam là thị trường lớn của ngành hàng tiêu dùng và có sức hấp dẫn lớn đối với các doanh nghiệp. Nhu cầu tiêu dùng có sự thay đổi lớn từ người giàu cho đến người nghèo, nhất là khi bước vào kỷ nguyên số. Điều khách hàng quan tâm trong 3 - 4 năm gần đây là yếu tố sức khỏe nên vấn đề thực phẩm, lối sống lành mạnh, cân bằng giữa công việc và vui chơi giải trí rất được chú ý, nhưng điều họ lo ngại nhất vẫn là an toàn thực phẩm.
Linh Anh (t/h)