【bongso】Nâng cao hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội
Một phiên họp của Quốc hội.
TheệuquảtrongtổchứcvagravehoạtđộngcủaQuốchộbongsoo chương trình, sáng 29-10, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.
Theo dự kiến, dự án Luật sẽ được xem xét, thông qua theo quy trình 1 kỳ họp. Trước đó, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 37.
Bình đẳng, làm việc tập thể
Theo Ban soạn thảo, việc xây dựng dự án Luật nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội.
Việc sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành cũng nhằm hoàn thiện các quy định về hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội theo hướng chỉ quy định mang tính khái quát về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này; còn những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thì do các luật về từng lĩnh vực quy định, tránh việc cùng một nội dung mà có nhiều văn bản cùng điều chỉnh.
Ban soạn thảo cũng nhấn mạnh việc chỉ xem xét sửa đổi, bổ sung những vấn đề đã có chỉ đạo rõ, những vấn đề đã chín muồi, có nhu cầu cấp thiết trong thực tế nhằm cụ thể hóa các chỉ đạo, kết luận của Trung ương và xử lý việc thiếu thống nhất trong một số quy định giữa các luật.
Đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau hoặc chưa đánh giá hết được tác động khi thực thi thì tiếp tục nghiên cứu, tổng kết để sửa đổi, bổ sung vào thời gian thích hợp.
Dự án Luật đã tập trung sửa đổi, bổ sung những quy định về đại biểu Quốc hội (bổ sung tiêu chuẩn về quốc tịch đối với đại biểu Quốc hội, việc xác định địa bàn cụ thể để đại biểu được chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội...), về đoàn đại biểu Quốc hội (giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại mỗi Đoàn đại biểu Quốc hội và phê chuẩn đại biểu hoạt động chuyên trách tại từng Đoàn...), về Ủy ban Thường vụ Quốc hội (sửa đổi, bổ sung theo hướng Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc trưng cầu ý dân theo quy định của Luật Trưng cầu ý dân...), về Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội (quy định về số lượng tối thiểu thành viên tham dự phiên họp, tỷ lệ thành viên biểu quyết…).
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển lưu ý việc sửa đổi Luật phải giúp Quốc hội gần hơn với thông lệ quốc tế, thực hiện theo nguyên tắc các đại biểu Quốc hội là bình đẳng, làm việc tập thể và quyết định theo đa số.
“Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội muốn làm việc gì là phải họp, biểu quyết. Các lá phiếu là ngang nhau. Tôi nhiều lần nhắc lại là không cẩn thận thì chúng ta trở thành đơn vị hành chính. Một luật ban hành, đồng chí chủ nhiệm không thể nói khác đa số ý kiến của thành viên ủy ban, không thể áp đặt được. Trở thành hành chính thì không còn đúng nghĩa làm việc tập thể, quyết định theo đa số và các lá phiếu ngang nhau," Phó Chủ tịch Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.
Nhiều ý kiến khác nhau về tỷ lệ đại biểu chuyên trách
Việc sửa đổi quy định về tỷ lệ đại biểu chuyên trách cũng là vấn đề được đặt ra và còn có hai loại ý kiến khác nhau. Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Trưởng Ban soạn thảo, cho biết, loại ý kiến thứ nhất cho rằng Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành đã quy định số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là 35% tổng số đại biểu Quốc hội, tuy nhiên quy định này không hạn chế việc có thể bố trí số đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách nhiều hơn tỷ lệ nói trên.
Do đó, để thực hiện yêu cầu về tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thì không cần thiết phải sửa đổi quy định của luật mà tùy trong đề án bầu cử đại biểu Quốc hội của từng nhiệm kỳ sẽ xác định hợp lý tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách phù hợp với yêu cầu và khả năng đáp ứng của bộ máy.
Loại ý kiến thứ hai đề nghị sửa quy định của Luật Tổ chức Quốc hội theo hướng nâng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lên mức cao hơn (37-40% hoặc 50%) để có cơ sở phấn đấu, sắp xếp cán bộ và quy định cơ cấu đại biểu Quốc hội một cách hợp lý, giảm số lượng đại biểu Quốc hội là người kiêm nhiệm các chức danh trong khối các cơ quan hành pháp, tư pháp để tạo cơ sở pháp lý mạnh mẽ hơn cho việc thực hiện yêu cầu mà Trung ương đã đề ra.
Ban soạn thảo cho rằng hiện tại tuy luật đã quy định rõ tối thiểu 35% tổng số đại biểu Quốc hội là đại biểu hoạt động chuyên trách, nhưng trên thực tế, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc quy hoạch, chuẩn bị nguồn nhân sự từ sớm, song con số này đến nay vẫn chưa đạt được.
"Quốc hội khóa XIV hiện nay có 167 đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách trong tổng số 484 đại biểu (chiếm 34,5%). Do đó, nếu sửa đổi luật theo hướng tăng tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách lên mức cao hơn trong khi chưa tính toán kỹ về nguồn nhân sự đầu vào thì sẽ rất khó khả thi, ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý đối với quy định của luật," Tổng Thư ký Quốc hội cho biết.
Tán thành với quan điểm của ban soạn thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho rằng cách quy định tỷ lệ tối thiểu như Luật hiện hành không ảnh hưởng đến việc thực hiện chủ trương tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách mà tùy thuộc yêu cầu, điều kiện cụ thể của từng nhiệm kỳ, sẽ xác định mức tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách một cách hợp lý trong các đề án bầu cử đại biểu Quốc hội, có thể cao hơn nữa.
Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị phải nâng tỷ lệ đại biểu chuyên trách lên để đảm bảo chất lượng công việc.
Qua hoạt động của Ủy ban Tài chính, Ngân sách, ông Hải cho rằng nhu cầu tăng số lượng đại biểu chuyên trách, đặc biệt các đại biểu giỏi, là rất lớn.
"Quốc hội các nước cũng vậy, hoạt động thường xuyên và đa số đại biểu là chuyên trách," ông Hải nhấn mạnh.