Bộ Nội vụ mới đây đã có tờ trình Chính phủ về biên chế công chức của các cơ quan,Đềxuấtbiênchếcôngchứcnămtớingườrennes vs lens tổ chức hành chính Nhà nước, biên chế cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, biên chế hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2022-2026.
Về biên chế công chức của cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước của Bộ, ngành, địa phương, biên chế của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, biên chế hội quần chúng:
Biên chế công chức của cơ quan, tổ chức hành chính: 242.372 biên chế. Trong đó: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là 101.546 biên chế; địa phương (cấp huyện trở lên) 140.826 biên chế (đã bao gồm 7.035 biên chế công chức để chuyển công chức phường tại các phường không tổ chức HĐND thành công chức quận ở thành phố Hà Nội, TP.HCM và TP Đà Nẵng).
Biên chế của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: 1.068 biên chế.
Biên chế hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương: 686 biên chế.
Đề nghị Thủ tướng giao Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế giai đoạn 2022-2026 và hằng năm để bảo đảm đến hết năm 2026 giảm tối thiểu 5% biên chế công chức so với năm 2021. Trên cơ sở đó quyết định biên chế hằng năm của các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao và thực hiện đúng mục tiêu tinh giản biên chế của Bộ Chính trị.
Về số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập:
Đề nghị Thủ tướng cho phép Bộ Nội vụ có ý kiến về số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ, ngành, địa phương cho cả giai đoạn 2022-2026 và đến hết năm 2026 theo số Bộ Chính trị đã phê duyệt. Đó là chưa bao gồm 65.980 biên chế giáo viên được bổ sung giai đoạn 2022-2026 do Bộ Chính trị chỉ mới quyết định bổ sung 27.850 biên chế giáo viên đối với từng địa phương trong năm học 2022-2023, còn 38.130 biên chế giáo viên thì chưa quyết định cụ thể cho từng địa phương mà yêu cầu tiếp tục rà soát, bổ sung từ năm học 2023-2026 theo thực tế của từng địa phương tại từng thời điểm cho phù hợp.
Đối với các Bộ, ngành, địa phương đã đẩy mạnh tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập, xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công, chuyển đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên sang tự bảo đảm chi thường xuyên trở lên và cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện thì thực hiện việc giảm biên chế theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, năm 2022, trên cơ sở đề nghị của các Bộ, ngành, có 7 Bộ, ngành (Bộ GTVT, Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ, Đại học Quốc gia TP.HCM) đã được Bộ Nội vụ thẩm định đạt tỉ lệ giảm trên 10% số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021. Do đó đề nghị số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2022-2026 của các Bộ, ngành trên bằng số Bộ Nội vụ đã thẩm định năm 2022 (thấp hơn số Bộ Chính trị phê duyệt).
Đề nghị Thủ tướng giao Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế giai đoạn 2022-2026 và hằng năm để bảo đảm đến hết năm 2026 giảm tối thiểu 10% số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021.
Trên cơ sở đó quyết định số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước hằng năm của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao và thực hiện đúng mục tiêu tinh giản biên chế của Bộ Chính trị.
Hồi tháng 7, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng ký ban hành Quyết định 71 của Bộ Chính trị về tổng biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 – 2026. Theo đó, Bộ Chính trị quyết định tổng biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 – 2026 (không bao gồm biên chế công an, quân đội và người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố) đến hết năm 2026 là 2.234.720 biên chế. |