Ngày 16/12,ệtNamcầnkhoảngtỷUSDchođầutưcơsởhạtầtop ghi bàn châu âu Bộ Tài chính phối hợp với nhóm đối tác cơ sở hạ tầng châu Á – Thái Bình Dương (APIP) tổ chức hội thảo đối thoại về tài chính cho cơ sở hạ tầng. Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà và Chủ tịch APIP – Mark Jonhson AO điều hành chương trình đối thoại.
Mong muốn giảm thiểu rủi ro trong các hợp đồng PPP
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Trần Xuân Hà cho biết, thời gian qua, Việt Nam có nhiều nỗ lực trong phát triển cơ sở hạ tầng. Bên cạnh sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn từ các doanh nghiệp, Chính phủ cũng quan tâm tới các hình thức đầu tư như hình thức đối tác công tư (PPP).
"Đến nay có 19 dự án điện đầu tư thực hiện theo hình thức BOT với tổng công suất khoảng 20.000 MW, 58 hợp đồng BOT trong lĩnh vực giao thông với chiều dài khoảng 1.700km. Bên cạnh đó, Chính phủ có chủ trương sẽ tiếp tục mở rộng ra các lĩnh vực khác", Thứ trưởng Trần Xuân Hà cho biết.
Đề cập tới ý nghĩa của buổi đối thoại, Thứ trưởng Trần Xuân Hà cho rằng, hội thảo này là bước khởi đầu quan trọng trong quá trình hợp tác thiết thực, có hiệu quả trong năm APEC 2017.
Thứ trưởng mong muốn các đại biểu tập trung nhiều hơn về cơ chế, chia sẻ rủi ro giữa nhà nước và các nhà đầu tư trong các hợp đồng PPP, xác định cơ chế tài chính, những giải pháp để giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện.
"Năm 2017, Bộ Tài chính Việt Nam vinh dự đăng cai, chủ trì tiến trình hợp tác Bộ trưởng Tài chính APEC. Chủ đề đầu tư cơ sở hạ tầng cũng được xác định là một trong những nội dung sẽ được đưa ra thảo luận trong các hội nghị thứ trưởng, thống đốc ngân hàng trung ương APEC dự kiến vào tháng 2/2017, hội nghị SOM vào tháng 5/2017. Kết quả thảo luận về đầu tư cơ sở hạ tầng ở các hội nghị trên sẽ được báo cáo lên hội nghị bộ trưởng vào tháng 10/2017", Thứ trưởng Trần Xuân Hà nói.
Cần có cơ chế rõ ràng cho hình thức đối tác công tư PPP
Tại hội thảo, các chuyên gia của Bộ Tài chính và Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giới thiệu về kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế, đồng thời thảo luận các vấn đề đặt ra về đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam như: cơ chế chia sẻ rủi ro; các giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư cho các dự án PPP và các ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng; cách thức phối hợp giữa các bên liên quan; các vấn đề kết nối và phối hợp hoạt động.
Theo ông Lê Tuấn Anh – Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính), tất cả văn bản pháp lý của Việt Nam mới dừng ở mức nghị định của Chính phủ. Nghị định đầu tiên được ban hành từ năm 1993, trải qua hơn 20 năm triển khai PPP đã có được những đóng góp nhất định, tuy nhiên về thực tiễn triển khai còn nhiều thách thức.
Qua 4 lần sửa đổi để thúc đẩy các dự án PPP, đến năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2015/NĐ-CP về quản lý đầu tư đối với các dự án PPP, Nghị định 30/2015/NĐ-CP có quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.
Theo nhận định của ông Lê Tuấn Anh, hai nghị định này đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý nhất định để cho các nhà đầu tư có cơ hội vào triển khai các dự án PPP. Chính sách quy định tại Nghị định 15 đã có nhiều cởi mở như: được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện; quản lý vận hành dự án kết cấu hạ tầng; khuyến khích mở rộng cung cấp dịch vụ công; bổ sung nhiều hình thức hợp đồng mới như BOT, BTO, BT, BOO,...
Tuy nhiên, đặc điểm mô hình PPP ở Việt Nam chủ yếu thể hiện ở hình thức hợp đồng BOT, tập trung vào lĩnh vực đồng bộ, nhà máy điện. Các dự án chủ yếu thực hiện theo đề xuất của nhà đầu tư. Hiện Việt Nam còn hạn chế về cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư cũng như hạn chế về năng lực nhà đầu tư trong nước.
Ông Lê Tuấn Anh cũng giới thiệu về cơ hội trong đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam, trong đó có sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc bố trí khoản NSNN để hỗ trợ dự án PPP.
Bên cạnh đó, nhu cầu đầu tư của Việt Nam trong thời gian tới là khá lớn, giai đoạn 2016 -2020 vào khoảng 480 tỷ USD. Trong đó, đầu tư vào 11 dự án nhà máy điện theo hình thức BOT, với công suất 13.200 MW, số vốn đầu tư khoảng 40 tỷ USD; khoảng 1.380 km đường bộ cao tốc với khoảng 11 tỷ USD; các dự án về môi trường, y tế, giáo dục khoảng 29 tỷ USD; lĩnh vực đầu tư được mở rộng và mô hình PPP đa dạng...
Đại diện Ngân hàng Thế giới- ông Madhu Raghunath đã chỉ ra các vấn đề chính trong kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam.
“Khó khăn chủ yếu với tài chính tư nhân cho cơ sở hạ tầng tại Việt Nam là danh mục dự án không thực tế với nhiều dự án không được chuẩn bị và nghiên cứu kỹ lưỡng, hình thức PPP mang tính may rủi. Bên cạnh đó là năng lực chuẩn bị, xây dựng dự án và đưa dự án ra thị trường, cộng với vai trò của DNNN trong đầu tư tài chính cần phải tốt hơn để tránh cản trở vai trò của khối tư nhân”, ông Madhu Raghunath nêu rõ.
Trong phần phát biểu kết thúc phiên đối thoại, ông Mark Jonhson AO - Chủ tịch APIP - đánh giá cao những kết quả đạt được trong việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong những năm qua, đồng thời ông cũng thẳng thắn trao đổi những vấn đề mà Việt Nam đang gặp phải về các cơ chế phân bổ, chia sẻ rủi ro giữa Chính phủ với các Nhà đầu tư.
Ông Mark Jonhson AO cho rằng, trong tương lai, Việt Nam cần tạo sự thống nhất, có cơ chế rõ ràng cho hình thức đối tác công tư PPP này. "APIP sẵn sàng tiếp tục hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật, trao đồi kinh nghiệm với Việt Nam nhằm tạo động lực và triển khai thành công không chỉ các dự án về cơ sở hạ tầng mà còn một số lĩnh vực khác trong thời gian tới" - Chủ tịch Mark Jonhson AO khẳng định./.
Đức Minh