Tờ Tiếng Vọng (Les Echos) của Pháp lý giải hiện tượng này là Trung Quốc đang mất dần khả năng tự túc lương thực để cung ứng cho nhu cầu lớn mạnh của dân chúng và cần phải gom lương thực từ bên ngoài.
Tờ báo nhấn mạnh,ìsaoTrungQuốcthumualươngthựcởkhắpmọinơkèo feyenoord sản xuất lương thực không đuổi kịp tốc độ bùng nổ dân số, cùng với việc hạn hán kéo dài làm mùa màng thất bát, Trung Quốc đang đối mặt với một tương lai khan hiếm lương thực. Để giải quyết bài toán lương thực này, Trung Quốc đã mua hàng triệu tấn lúa mì trên thị trường thế giới.
Các chuyên gia ước tính con số này có thể sẽ lên đến 10 triệu tấn, lượng nhập khẩu đáng kể nhất từ 18 năm gần đây. Từ đó, Trung Quốc sẽ là nhà thu mua lúa mì số một trên thế giới.
Ngoài ra, quá trình đô thị hóa nhanh chóng, cùng với sự phát triển của tầng lớp trung lưu đã làm thay đổi các thói quen về ăn uống. Tiêu thụ thịt heo, bò, gia cầm cũng bùng nổ. Theo ước tính, chỉ riêng ở vùng duyên hải phía Đông đất nước, mỗi năm có gần 20 triệu người di cư từ nông thôn ra thành thị.
Với tốc độ như vậy, dân số thành thị sẽ vượt mức 1 tỷ từ nay đến năm 2025. Trước nguy cơ mất cân bằng dân số và thiếu hụt lực lượng lao động nông thôn, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một chính sách hỗ trợ ngành nông nghiệp, với việc giúp cơ khí hóa, xóa một số loại thuế và duy trì người nông dân tại nông thôn.
Tuy nhiên, Trung Quốc có nguy cơ càng ngày càng lệ thuộc hơn vào bên ngoài khi nhập khẩu khá nhiều các nông sản. Trung tâm Thông tin quốc gia Trung Quốc về ngũ cốc và dầu ăn cho biết, khả năng tự cung ứng về ngũ cốc sẽ giảm từ nay đến năm 2020.
Cùng với việc thu mua lương thực từ các nước, Trung Quốc cũng đã đầu tư thuê ruộng đất ở nước ngoài để canh tác. Theo thống kê từ Bộ Tài nguyên Trung Quốc, diện tích ruộng đất canh tác sụt giảm 6,2% từ năm 1997 đến năm 2008. Từ nhiều năm nay, Trung Quốc tìm kiếm nguồn tài nguyên từ nước ngoài, tại Đông Nam Á có Lào, Campuchia và Indonesia. Ngoài ra còn có châu Mỹ La tinh, châu Phi và mới nhất là Ukraine.
TheoDan Viet