Tuy nhiên không nhiều người biết rằng Thụy Sĩ là trung tâm chính của các giao dịch vàng toàn cầu. Trong năm 2016,ụySĩxuấtkhẩuhơnlượngvàngcủatoànthếgiớpersikabo 1973 vàng tinh chế ở Thụy Sĩ chiếm tới hơn 1/4 tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của quốc gia này, tức là hơn cả dược phẩm.
Cục Hải quan Liên bang Thụy Sĩ mới đây đã công bố rằng ngành công nghiệp dược phẩm là động lực chính của xuất khẩu Thụy Sĩ trong năm 2016. Số lượng 250 công ty dược phẩm hoạt động ở Thụy Sĩ đã ghi nhận doanh số kỷ lục, xuất khẩu tới 80,3 tỷ franc (80,44 tỷ USD) thuốc và các sản phẩm khác, tức là tăng hơn 15% so với năm 2015.
Tuy nhiên những con số thống kê của Cục Hải quan lại không bao gồm vàng, đá quý và các tác phẩm nghệ thuật, mặc dù Cục Hải quan có theo dõi các mặt hàng này trong thống kê thương mại của họ. Bộ phận truyền thông của Cục Hải quan Liên bang cho biết kinh doanh kim loại quý là không phù hợp để đánh giá tình hình kinh tế của Thụy Sĩ.
Nói cách khác, hạch toán giá trị vàng được tinh chế ở Thụy Sĩ và xuất khẩu ra nước ngoài, sau khi được mua và nhập khẩu dưới dạng nguyên liệu thô, sẽ mang lại ấn tượng sai lầm rằng nền kinh tế Thụy Sĩ và GDP của quốc gia này phụ thuộc nhiều vào vàng.
Ngoài ra, giá trị của vàng biến động mạnh, điều này sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát hay giảm phát giả tạo đối với các kết quả của toàn bộ lĩnh vực thương mại của Thụy Sĩ. Do đó, hải quan đã không hạch toán trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Thụy Sĩ khối lượng hơn 2.000 tấn vàng, trị giá 80,5 tỷ franc (80,31 tỷ USD), vốn đã được xuất khẩu trong năm 2016.
Để dễ dàng hình dung, chúng ta có thể so sánh giá trị vàng xuất khẩu này của Thụy Sĩ tương đương với GDP hàng năm của Sri Lanka và khối lượng vàng xuất khẩu của Thụy Sĩ chiếm khoảng 4/5 lượng vàng được khai thác mỗi năm trên thế giới (khoảng 2.500 tấn).
Trong nhiều năm, các nhà chức trách liên bang Thụy Sĩ đã loại trừ kim loại quý ra khỏi thống kê ngoại thương quốc gia, vì họ cho rằng biến động của các kim loại quý thể hiện như một thay thế cho tiền giấy trong thanh toán hơn là một biến động nguyên liệu sản xuất dành cho tinh chế hay sử dụng, theo một báo cáo từ Cục Hải quan Liên bang trong tháng 11/2013.
Cho đến năm 2014, các nhà chức trách thậm chí không công bố các số liệu liên quan đến kinh doanh kim loại quý. Các số liệu này chỉ được công bố sau này dưới áp lực từ các tổ chức phi chính phủ, nhằm tuân thủ các tiêu chuẩn thống kê quốc tế và đảm bảo tính minh bạch.
Nhưng tại sao Thụy Sĩ lại trở thành một trung tâm quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh vàng? Trước hết là bởi yếu tố mang tính truyền thống. Thị trường vàng Zurich luôn luôn đóng vai trò rất quan trọng. Rồi các yếu tố an toàn và hiệu quả của các dịch vụ tài chính cũng đóng một vai trò đáng kể. Cuối cùng, bốn trong số các nhà máy tinh chế vàng lớn trên thế giới được đặt tại Thụy Sĩ ; bốn nhà máy này xử lý gần 2/3 lượng vàng của thế giới.
Với tất cả những lý do này, Thụy Sĩ vẫn là quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu vàng lớn nhất thế giới. Theo con số thống kê năm 2014 của Observatory of Economic Complexity, giá trị vàng xuất khẩu của Thụy Sĩ chiếm 21% tổng giá trị xuất khẩu vàng của thế giới và ở lĩnh vực nhập khẩu, tỷ lệ này là 23%./.
Theo TTXVN