【kết quả giải indo】Quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam sắp đạt 500 tỷ USD

quy mo kim ngach xuat nhap khau viet nam sap dat 500 ty usd

Diễn biến hoạt động XNK năm 2017 và đến 15/12/2018,ôkimngạchxuấtnhậpkhẩuViệtNamsắpđạttỷkết quả giải indo đơn vị tính "tỷ USD". Biểu đồ: T.Bình.

Xuất siêu kỷ lục

Khi bài báo này đến tay bạn đọc, thông tin cập nhật nhất về hoạt động XNK cả nước từ dữ liệu thống kê của ngành Hải quan mới đến 15/12 (theo kế hoạch, ngày 10/1/2019, Tổng cục Hải quan mới công bố thống kê sơ bộ hoạt động XNK tháng 12 và cả năm 2018-PV).

Thông tin cập nhật nhất cho thấy, 15 ngày đầu tháng 12, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 9,375 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 9,916 tỷ USD. Như vậy, 15 ngày đầu tháng 12 cả nước thâm hụt thương mại 541 triệu USD.

Lũy kế từ đầu năm đến 15/12, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 233,07 tỷ USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu 226,184 tỷ USD. Như vậy, tổng kim ngạch thương mại cả nước đạt 459,254 tỷ USD và nước ta vẫn thặng dư khoảng 6,886 tỷ USD. Với kết quả trên dưới 20 tỷ USD/nửa tháng, ước tính kim ngạch XNK cả năm xoay quanh con số 480 tỷ USD.

Dù chưa hết năm nhưng kết quả trên cũng vượt xa quy mô kim ngạch của năm 2017, với con số lên đến hơn 31 tỷ USD. Năm 2017 tổng kim ngạch XNK đạt 428,126 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 215,119 tỷ USD, nhập khẩu đạt 213,007 tỷ USD.

Đáng chú ý, con số xuất siêu đến thời điểm 15/12 cao nhất từ trước đến nay. Đặc biệt, con số thặng dư 6,886 tỷ USD gấp tới hơn 2 lần xuất siêu của năm 2017 (năm ngoái xuất siêu hơn 2,1 tỷ USD).

Nhìn lại một thập kỷ gần đây (2009-2018), kết quả xuất siêu rất cao trong năm nay là một sự đảo chiều ngoạn mục, bởi năm 2009, nước ta đang nhập siêu gần 13 tỷ USD.

Với quy mô và tốc độ tăng trưởng cao “chu kỳ 100 tỷ USD” về kim ngạch XNK cũng ngày càng được rút ngắn.

Năm 2007 lần đầu tiên kim ngạch XNK cả nước đạt 100 tỷ USD. Và phải đến năm 2011, nước ta mới đạt được dấu mốc 200 tỷ USD và lên con số 300 tỷ USD vào năm 2015, nhưng để đạt được 400 tỷ USD, thời gian rút ngắn hơn nhiều chỉ mất khoảng 2 năm (đạt 400 tỷ USD vào cuối năm 2017). Với tổng kim ngạch khoảng 480 tỷ USD trong năm 2018 và tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định những năm gần đây, khả năng cán mốc 500 tỷ USD vào năm 2019 là rất khả thi. Nhất là trong bối cảnh Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đang đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, giảm thời gian thông quan hàng hóa.

quy mo kim ngach xuat nhap khau viet nam sap dat 500 ty usd

Chu kỳ XNK 100 tỷ USD của Việt Nam. Biểu đồ: T.Bình.

Nhiều ngành hàng lập kỳ tích

Cùng chung gam màu tươi sáng của hoạt động ngoại thương cả nước, nhiều ngành hàng XNK cũng lập được những thành tích ấn tượng, nhất là lĩnh vực xuất khẩu.

Đến 15/12, cả nước có 27 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó có tới 22 nhóm hàng vượt kim ngạch của cả năm 2017. Điển hình là 5 nhóm hàng xuất khẩu “chục tỷ USD” có kim ngạch tăng thêm từ vài trăm triệu USD đến cả tỷ USD so với cả năm ngoái.

Trong đó mặt hàng điện thoại và linh kiện đạt 47,749 tỷ USD, tăng thêm gần 2,5 tỷ USD; tiếp sau là dệt may đạt hơn 28,951 tỷ USD, tăng hơn 2,83 tỷ USD; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt hơn 28,1 tỷ USD, tăng hơn 2,1 tỷ USD; giày dép đạt 25,413 tỷ USD tăng 735 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 15,766 tỷ USD, tăng 2,853 tỷ USD.

Với tốc độ và con số tuyệt đối tăng thêm rất cao, ngành hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng vượt giày dép trở thành nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, hoạt động xuất khẩu cũng rất khởi sắc với con số ước tính kỷ lục hơn 40 tỷ USD. Đặc biệt các nhóm chủ lực của ngành này như thủy sản; đồ gỗ và lâm sản tiếp tục lập được những dấu mốc ấn tượng. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu thủy sản; ngành gỗ và lâm sản đều ước vượt 9 tỷ USD- kết quả cao nhất từ trước đến nay.

Về thị trường XNK, theo thông tin cập nhật của Tổng cục Hải quan hết tháng 11, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với các châu lục đều tăng so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó tăng mạnh nhất là châu Đại dương (tăng 18%) tiếp theo là châu Mỹ (tăng 14,8%).

Trong khi đó, tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 294,27 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2017 và là châu lục chiếm tỷ trọng cao nhất (66,9%) trong tổng kim ngạch XNK cả nước. Tiếp theo là châu Mỹ với tổng kim ngạch đạt 71,7 tỷ USD, tăng 14,8%; châu Âu đạt 59,07 tỷ USD, tăng 11,6%; châu Đại Dương đạt 8,45 tỷ USD, tăng 18%; châu Phi đạt 6,55 tỷ USD, tăng 4,2%.

Vai trò của doanh nghiệp FDI

Không thể phủ nhận nỗ lực vươn lên của doanh nghiệp trong nước, nhưng một thực tế cần nhìn nhận là hoạt động XNK của nước ta năm 2018 vẫn dựa nhiều vào doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/12, khối FDI đạt trị giá XNK 300,65 tỷ USD, tăng 12,4%, tương ứng tăng 33,15 tỷ USD so với cùng thời gian năm 2017. Như vậy, khối doanh nghiệp này đang chiếm gần 65,5% tổng kim ngạch XNK cả nước trong cùng thời điểm.

Trái với việc thâm hụt thương mại của cả nước trong 15 ngày đầu tháng 12, cán cân thương mại của khối FDI vẫn đạt thặng dư 605 triệu USD trong nửa đầu tháng này và tính từ đầu năm đến hết ngày 15/12 đạt con số xuất siêu lên đến gần 29 tỷ USD.

Việc xuất siêu của doanh nghiệp FDI là điều dễ hiểu vì họ đang nắm trong tay hàng loạt doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất quy mô lớn trong hầu hết các ngành hàng quan trọng của nước ta như điện tử; dệt may; giày dép… Trong đó không ít doanh nghiệp có quy mô kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD/năm. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu của Samsung Việt Nam với các sản phẩm điện thoại, máy tính… có kim ngạch đạt hàng chục tỷ USD/năm.