* PV: Xin ông cho biết đôi nét về cơ cấu tổ chức trước và sau khi sắp xếp,ảngNgãiGiảmchicụcvàđộithuếsausắpxếpsápnhậđá bóng ngày hôm nay sáp nhập các chi cục thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi? * Ông Nguyễn Văn Luyện:Trước khi sắp xếp, sáp nhập Cục Thuế Quảng Ngãi có 14 chi cục thuế huyện, thành phố trực thuộc. Quyết định 520/QĐ-BTC của Bộ Tài chính giao đến năm 2020, Cục Thuế Quảng Ngãi hợp nhất 11 chi cục thuế huyện thành 6 chi cục thuế khu vực.
Cục Thuế Quảng Ngãi chủ động kiểm kê, chốt dữ liệu quản lý thuế... phục vụ việc sắp xếp, sáp nhập để không làm ảnh hưởng đến công tác thu ngân sách. Ảnh: Tuấn Nguyễn |
Ngày 23/10/2018, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 1965/QĐ-BTC về việc hợp nhất chi cục thuế trực thuộc Cục Thuế tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, đợt 1 Cục Thuế Quảng Ngãi sẽ thực hiện sắp xếp, sáp nhập 6 chi cục thuế huyện thành 3 chi cục thuế khu vực. Như vậy, sau khi hợp nhất thành chi cục thuế khu vực, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi còn 11 chi cục thuế, giảm 3 chi cục thuế và giảm 17 đội thuế.
Cụ thể, chúng tôi sẽ thực hiện sắp xếp, sáp nhập Chi cục Thuế huyện Sơn Hà và Chi cục Thuế huyện Sơn Tây hợp nhất thành Chi cục Thuế khu vực Sơn Hà - Sơn Tây; Chi cục Thuế huyện Trà Bồng và Chi cục Thuế huyện Tây Trà hợp nhất thành Chi cục Thuế khu vực Trà Bồng - Tây Trà; Chi cục Thuế huyện Đức Phổ và Chi cục Thuế huyện Ba Tơ hợp nhất thành Chi cục Thuế khu vực Đức Phổ - Ba Tơ.
Dự kiến, ngày 26/11/2018, Cục Thuế Quảng Ngãi sẽ được Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế chính thức trao quyết định thành lập chi cục thuế khu vực.
* PV: Cục Thuế Quảng Ngãi đã chuẩn bị gì cho công tác sắp xếp, sáp nhập các chi cục thuế?
* Ông Nguyễn Văn Luyện:Thực hiện các quyết định của Bộ Tài chính, Cục Thuế Quảng Ngãi đã xây dựng đề án cụ thể trình Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế phê duyệt. Đồng thời, để các chi cục thuế khu vực thực hiện tốt việc quản lý thuế đối với người nộp thuế (NNT) và quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn các huyện; tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí cho NNT, Cục Thuế Quảng Ngãi đã gửi công văn đề nghị các sở, ngành, địa phương quan tâm phối hợp thực hiện để cơ quan thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Để việc sắp xếp, sáp nhập được thuận lợi, Cục Thuế Quảng Ngãi đã gửi công văn đề nghị các sở, ngành, địa phương quan tâm phối hợp thực hiện để cơ quan thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Ông Nguyễn Văn Luyện |
Cụ thể, Cục Thuế Quảng Ngãi đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh và Kho bạc Nhà nước tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tạo điều kiện thuận lợi để các chi cục thuế khu vực nơi không có trụ sở chính triển khai thực hiện tốt việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy và các khoản thu về đất theo phương thức điện tử.
Đồng thời, chúng tôi cũng đề nghị UBND các huyện tăng cường theo dõi, chỉ đạo việc triển khai thực hiện quản lý thuế của chi cục thuế khu vực và tăng cường chỉ đạo các phòng, ban, UBND các xã, thị trấn phối hợp cùng với cơ quan thuế trong quá trình quản lý thu thuế trên địa bàn.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chủ động kiểm kê, chốt số liệu, giao nhận về tài sản, tài chính, ấn chỉ, hồ sơ lưu trữ, quản lý và sử dụng tài sản của đơn vị có hiệu quả; chốt dữ liệu quản lý thuế. Xử lý quy trình nghiệp vụ, hạ tầng công nghệ thông tin, đảm bảo thông suốt các nội dung quản lý, không ảnh hưởng đến công tác thu ngân sách, cũng như không gây khó khăn, ách tắc cho NNT.
* PV: Khi sắp xếp lại bộ máy, sẽ có những tác động đến công tác cán bộ, vậy cục thuế thực hiện chủ trương này như thế nào, thưa ông?
* Ông Nguyễn Văn Luyện:Trong đề án, chúng tôi đề ra nguyên tắc nhất quán là bộ máy chi cục thuế khu vực được sắp xếp theo đúng quy định và đảm bảo đầy đủ các chức năng quản lý thuế, phí… Do đó, việc bố trí, sử dụng công chức phải đúng người, đúng việc, đảm bảo hợp lý; tạo tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong công việc; đặc biệt, đảm bảo không ảnh hưởng đến kết quả công tác thu ngân sách.
Cụ thể về công tác cán bộ, chúng tôi đã tổ chức họp với các chi cục thuế để tuyên truyền và kịp thời nắm bắt tư tưởng của công chức và người lao động trong đơn vị nhằm đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất nội bộ cơ quan khi tiến hành sắp xếp, sáp nhập; đồng thời, xây dựng phương án bố trí nhân sự đảm bảo rõ ràng, công khai, minh bạch, tạo được sự đồng thuận của cán bộ, công chức.
Tuy nhiên, trong quá trình sắp xếp chắc chắn cũng sẽ có những xáo trộn nhất định, đặc biệt là trong cuộc sống của cán bộ công chức, chúng tôi đã động viên anh em nỗ lực vượt qua khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
* PV: Về phía NNT, cục thuế có giải pháp gì việc thay đổi cơ cấu tổ chức không ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của các đối tượng này?
* Ông Nguyễn Văn Luyện:Khi xây dựng đề án, chúng tôi đã rà soát tổng thể nhiều yếu tố có tác động đến NNT, từ đó phân loại các nhóm yếu tố tác động như: nghiệp vụ chuyên môn; hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; vấn đề pháp lý... Đương nhiên sẽ ít nhiều có sự ảnh hưởng đến NNT vì thay đổi tên cơ quan thuế, địa điểm giao dịch. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng yếu tố thuận lợi là các doanh nghiệp đã khai thuế, nộp thuế điện tử tới trên 98% nên ở đâu NNT cũng có thể khai, nộp thuế được. Chúng tôi chỉ đạo các chi cục thuế mời tất cả các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có quy mô lớn trên địa bàn để tập huấn về khai nộp thuế vào chi cục thuế khu vực.
Đồng thời, để tránh những tác động trực tiếp đến NNT, chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị tập trung rà soát danh sách do đơn vị quản lý và sổ bộ thuế để đồng bộ cơ sở dữ liệu quản lý thuế; đảm bảo khi dữ liệu chuyển đổi cơ quan thuế khu vực không bị vướng mắc, dữ liệu phản ánh đúng nghĩa vụ của NNT. Cùng với đó, chúng tôi tiếp tục duy trì các bộ phận quản lý thuế, trực tiếp tiếp xúc với NNT gồm: Bộ phận một cửa để tiếp nhận hồ sơ, thủ tục về thuế; bộ phận trước bạ và thu khác; đội thuế xã phường, thị trấn để thuận tiện cho việc đôn đốc thu nộp ngân sách.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Văn Tuấn (thực hiện)