【c1 nữ】Phú Yên doanh thu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đạt hơn 8.000 tỷ đồng
Ông Lê Tấn Hổ,úYêndoanhthucủacácdoanhnghiệptrongkhucôngnghiệpđạthơntỷđồc1 nữ Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên phát biểu tại hội nghị. |
Ban quản lý Khu kinh tếPhú Yên vừa tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình hoạt động doanh nghiệptrong các Khu công nghiệp và Khu kinh tế Nam Phú Yên năm 2022, phương hướng nhiệm vụ năm 2023.
Tại hội nghị, Ban quản lý Khu Kinh tế thông tin, hiện trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 8 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích hơn 2.100 ha và 5 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động. Tại các khu công nghiệp và Khu kinh tế Nam Phú Yên, hiện có 118 Dự ánđầu tư, với diện tích đất đăng ký 454 ha; vốn đầu tư đăng ký gần 10.200 tỷ đồng và 35,78 triệu USD (gồm 101 Dự án có vốn đầu tư trong nước và 17 Dự án có vốn đầu tư nước ngoài).
Trong đó, có 80 Dự án đang hoạt động (tập trung chủ yếu các ngành nghề chế biến thủy sản, gỗ, hạt điều, sản xuất hàng may mặc, lắp ráp linh kiện điện tử…), 6 Dự án đang tạm dừng hoạt động và 32 Dự án đang triển khai thực hiện đầu tư.
Theo báo cáo, doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và Khu kinh tế Nam Phú Yên trong năm 2022 ước thực hiện 8.224,2 tỷ đồng, đạt 114,23% so với kế hoạch năm, tăng 5,6% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu 228,6 triệu USD, đạt 127% kế hoạch; nộp ngân sách nhà nước 182,47 tỷ đồng; đã giải quyết việc làm cho hơn 10.500 lao động.
Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Tấn Hổ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực, kết quả đạt được của toàn thể doanh nghiệp hoạt động trong các Khu công nghiệp, Khu kinh tế Nam Phú Yên trong triển khai, thực hiện nhiệm vụ đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2022.
Song theo ông Hổ, bên cạnh kết quả đã đạt được, công tác xúc tiến đầu tư trong Khu kinh tế Nam Phú Yên và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua cũng còn một số hạn chế.
Cụ thể, Ban quản lý Khu Kinh tế chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn, mang tính động lực, lan tỏa làm đầu tàu dẫn dắt các dự án khác phát triển dẫn đến chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư; Số lượng Dự án FDI đầu tư vào Khu kinh tế Nam Phú Yên và các khu công nghiệp chưa nhiều; số Dự án có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ phụ trợ còn ít, tiến độ triển khai thực hiện một số Dự án còn chậm so với đăng ký đầu tư...
Thời gian tới, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên đề nghị Ban Quản lý Khu kinh tế cần tập trung hoàn thành Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên đến năm 2040 và quy hoạch chi tiết một số khu chức năng tđể làm cơ sở cho công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư; tích cực thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu chức năng; đến năm 2025 kết cấu hạ tầng Khu kinh tế Nam Phú Yên cơ bản được đầu tư đồng bộ.
Cùng với đó, Ban Quản lý cần hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp; phối hợp tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư trong suốt quá trình từ lúc đăng ký đến triển khai đầu tư, đưa Dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng Dự án, nhất là trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đồng thời, Ban Quản lý phải tập trung công tác cải cách hành chính; sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những thủ tục không cần thiết nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính.
Về phía doanh nghiệp, bên cạnh mong muốn cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa nhằm thực hiện đạt và vượt các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra trong năm 2023; có các biện pháp để tạo sự bứt phá mạnh mẽ, ngày càng phát triển; ông Hổ một lần nữa nhấn mạnh “tỉnh Phú Yên sẽ luôn đồng hành để hỗ trợ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp an tâm đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”.