【kq club leon】Phát triển hạ tầng giao thông trong xây dựng nông thôn mới

 Là địa bàn nông thôn,áttriểnhạtầnggiaothôngtrongxâydựngnôngthônmớkq club leon huyện Phú Giáo đã khéo kết hợp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) với phong trào phát triển giao thông nông thôn (GTNT), chỉnh trang đô thị (CTĐT). Sau 8 năm kiên trì thực hiện, đến nay các tuyến đường GTNT trên địa bàn đã lan tỏa rộng khắp; nhiều nơi đã được nhựa hóa, bê tông hóa với đầy đủ hệ thống chiếu sáng, thoát nước theo tiêu chuẩn “Sáng - xanh - sạch - đẹp”.

 

Một tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đã được nhựa hóa. Ảnh: DUY CHÍ

Sức bật NTM

Ông Đoàn Văn Đồng, Chủ tịch UBND huyện Phú Giáo, cho biết trước khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, nền nông nghiệp huyện nhà sản xuất không bền vững. Bên cạnh đó, công tác chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực của địa phương còn hạn chế; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm…

Trong khi đó, lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ phát triển chậm; các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa. Cùng với đó, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện còn yếu kém; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao. Năm 2011, hộ nghèo theo tiêu chí của tỉnh trong toàn huyện là 1.437 hộ, chiếm tỷ lệ 7,38%...

Sau 8 năm kết hợp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, huyện Phú Giáo đã nghiên cứu kết hợp với chương trình phát triển GTNT, CTĐT. Đến nay, hệ thống đường huyện được cứng hóa đạt 246,07km, hệ thống đường xã được cứng hóa là 648,95km. Huyện đã xây mới 19 cây cầu lớn nhỏ bắc qua sông, suối, tạo điều kiện thuận lợi đi lại, học tập và kinh doanh cho con em và người dân địa phương. Cùng với đó, công tác CTĐT, chỉnh trang các tuyến đường GTNT cũng được huyện chú trọng thực hiện. Kết quả, địa phương đã nâng cấp, cứng hóa bằng bê tông nhựa nóng, bê tông xi măng được 388 tuyến với tổng chiều dài 364,2km, kinh phí đầu tư trên 265,1 tỷ đồng.

Với nguồn ngân sách còn hạn chế, nhưng chỉ trong thời gian ngắn hệ thống GTNT trên địa bàn huyện được kết nối thông suốt, an toàn, sạch đẹp, giúp người dân đi lại thuận tiện, dễ dàng. Ông Đồng khẳng định đó là nhờ có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên và kịp thời của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến các xã, thị trấn, khu phố, ấp trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chương trình xây dựng NTM gắn với phong trào phát triển GTNT, CTĐT theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Nhờ có sự ủng hộ, hưởng ứng và giám sát của người dân mà hầu hết các công trình GTNT trên địa bàn huyện đều thi công đạt chất lượng theo thiết kế được duyệt và việc triển khai thực hiện đúng theo trình tự xây dựng cơ bản. Việc đầu tư xây dựng đường GTNT luôn bảo đảm thiết kế và chức năng của đường, theo cấp kỹ thuật từ cấp VI đến cấp IV. Đến nay, chưa có công trình nào của huyện sau khi đưa vào sử dụng mà không đạt yêu cầu.

Tạo đà phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2018, huyện Phú Giáo có 23.990 hộ với 97.539 người; tổng số lao động 67.123 người, lao động trong độ tuổi có việc làm ổn định 63.900 người. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện đạt 3.991 tỷ đồng, tăng 5,86% so với cùng kỳ năm 2017, tăng 0,36% so với nghị quyết đề ra. Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện, trồng trọt chiếm 69,5%, chăn nuôi chiếm 30,5%.

Trong khi đó, giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của địa phương đạt 3.332 tỷ đồng, tăng 12,86% so với năm 2017, tăng 0,86% so với nghị quyết đề ra. Kết quả này có phần đóng góp to lớn của sự kết hợp giữa chương trình xây dựng NTM với phong trào phát triển GTNT, CTĐT, vì có sự kết nối, khai thông và phát triển các nguồn lực tại chỗ.

Ông Văn Quang Chinh, Trưởng phòng Quản lý đô thị chỉ ra một số cách làm thành công điển hình trong vận động nhân dân phát triển GTNT, CTĐT theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” của địa phương thời gian qua. Đó là, với nguồn vốn phân bổ cho các địa phương là xã, thị trấn để thực hiện các công trình GTNT, CTĐT hàng năm có hạn, trong khi yêu cầu thực tế thì quá nhiều và quá lớn. Thực tế đó đòi hỏi chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể các cấp phải suy nghĩ, tìm cách để làm sao từ đồng vốn đầu tư khiêm tốn của Nhà nước trở thành “đòn bẩy” để kích thích kinh tế - xã hội địa phương phát triển, nhóm lên phong trào toàn dân cùng tham gia xây dựng NTM, phát triển hạ tầng GTNT.

Ông Chinh nêu ví dụ điển hình ở xã An Bình. Với khoảng 200 tuyến đường GTNT thì kinh phí vài tỷ đồng cấp cho xã mỗi năm không thể cùng lúc đáp ứng hết yêu cầu. Sau khi khảo sát nhận thấy nền đất ở đây khá tốt, địa phương cũng có nguồn sỏi đỏ dồi dào, giá cả hợp lý, xã đã tổ chức họp dân, thống nhất phương án trước tiên là giải phóng mặt bằng tuyến đường theo đúng tiêu chuẩn GTNT của tỉnh có chiều rộng từ 5 - 7m. Sau đó, địa phương dùng phương tiện cơ giới san ủi, tạo nền đường có mương thoát nước hai bên, rồi sử dụng nguồn sỏi đỏ tại chỗ để lu lèn.

Sau thời gian 3 - 5 năm đường sỏi đỏ xuống cấp, địa phương sẽ nâng cấp lên đường bê tông đúng chuẩn. Nhờ cách làm “từng bước” như thế địa phương đã cơ bản giải quyết dứt điểm tình trạng đường GTNT ách tắc, lầy lội. Nhiều tuyến đường sỏi đỏ cấp phối trên địa bàn chỉ sau 1 - 3 năm đã được nâng cấp thành đường bê tông cũng theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Đúc kết bài học kinh nghiệm

Đến nay, toàn huyện có 818 tuyến đường với tổng chiều dài trên 941km, trong đó bao gồm 2 tuyến đường tỉnh dài 46,3km, 20 tuyến đường huyện dài trên 205km, 28 tuyến đường đô thị dài 41km, 768 tuyến đường GTNT dài 648,95km.

Trong những năm qua, huyện đã chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Kết quả đạt được rất khả quan, làm cho bộ mặt huyện nhà đổi thay mạnh mẽ, mạng lưới đường sá ngày càng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu đi lại và lưu thông hàng hóa của nhân dân trong huyện và các vùng lân cận.

Từ những bài học thực tiễn nói trên, UBND huyện đúc kết thành bài học kinh nghiệm giữa sự kết hợp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia vể xây dựng NTM với phong trào phát triển GTNT, CTĐT. Cụ thể, xây dựng NTM trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền để cả hệ thống chính trị và nhân dân nhận thức đúng và đầy đủ về xây dựng NTM. Phải làm cho người dân xác định chính họ là chủ thể của xây dựng NTM thì chương trình mới thật sự thành công.

Bên cạnh đó, cần xác định những công trình, công việc bức thiết của người dân và tập trung thực hiện tốt, từ đó tạo niềm tin và khí thế phấn khởi cho người dân, khơi dậy vàphát huy được vai trò chủ thể của dân trong xây dựng NTM. Cùng với đó, thực tiễn cho thấy ở địa phương, đơn vị, cơ sở nào đoàn kết nội bộ tốt, phát huy dân chủ thật sự, người đứng đầu quyết liệt vào cuộc thì xây dựng NTM ở nơi đó đạt kết quả cao. Việc huy động và sử dụng các nguồn lực trong xây dựng NTM phải bảo đảm thật sự dân chủ, người dân được tham gia bàn bạc, quyết định và có sự giám sát của cộng đồng dân cư để bảo đảm công khai, minh bạch.

Đồng thời, xây dựng NTM làmột quátrình lâu dài, không được chủquan, nóng vội, chạy theo thành tích, nhưng phải hết sức tích cực, quyết liệt, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Cần kịp thời khen thưởng, biểu dương những cá nhân, tổ chức tích cực tham gia đóng góp xây dựng NTM và cần tăng cường kiểm tra, giám sát để có chỉ đạo, uốn nắn kịp thời.

Hướng đến tiêu chuẩn “Sáng - xanh - sạch” các tuyến đường

Phát huy hiệu quả phong trào vận động nhân dân chung tay xây dựng NTM theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, các địa phương trong huyện đang đẩy mạnh thực hiện phong trào “Sáng - xanh - sạch” các tuyến đường.

Phong trào này được thực hiện bằng nhiều cách, như sử dụng ngân sách kết hợp vận động nhân dân đóng góp đầu tư hệ thống chiếu sáng nhằm bảo đảm an toàn giao thông, bảo đảm an ninh trật tự. Nhà nước cùng nhân dân trồng hoa cây xanh tạo mỹ quan dọc các tuyến đường; lắp đặt các trạm, thùng thu gom rác thải sinh hoạt đúng nơi quy định; thường xuyên phối hợp làm vệ sinh môi trường góp phần phòng chống dịch bệnh, thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa.

 DUY CHÍ